Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã triển khai hàng loạt nội dung trong chương trình CCHC như cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế, bộ máy Nhà nước và hiện đại hóa nền hành chính, nhận được sự đồng thuận của đông đảo nhân dân. Nhiều lĩnh vực được triển khai một cách khá quyết liệt ngay từ đầu như việc thực hiện đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, ngoài những kết quả đã đạt được, công tác CCHC ở một số lĩnh vực hiện vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục.
đơn cử như trong cải cách thể chế, đến nay vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong xây dựng, ban hành văn bản. Việc tham mưu của các sở, ngành đối với các văn bản của Trung ương còn mang tính hình thức, thiếu chủ động. Bên cạnh đó, công tác dự báo, dự đoán còn yếu, thiếu chính xác, nên một số văn bản dự kiến trong chương trình không thực hiện được do vướng mắc các cơ chế của pháp luật, xảy ra tình trạng lãng phí. Mặt khác, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua cũng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt, chưa thật sự tạo ra được những đột phá cần thiết trên tinh thần CCHC. đối với lĩnh vực phân cấp thẩm quyền trong quản lý Nhà nước cũng đã được tỉnh triển khai khá đồng bộ, nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt như mong đợi. Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều chức năng, nhiệm vụ trùng lặp, chồng chéo chưa được giải quyết triệt để như: một số chức năng quản lý tài sản công giữa các sở, ngành liên quan, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, công- thương nghiệp, nông nghiệp… Bên cạnh đó, mặc dù đã được phân cấp, nhưng một số cơ quan, đơn vị lại không thực hiện hết thẩm quyền được giao, thậm chí có nơi còn đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác hoặc cấp trên. Dễ thấy nhất là việc thực hiện quản lý quy hoạch cũng như xây dựng và hoàn thiện thể chế trên một số lĩnh vực còn chậm và chưa đồng bộ. Các lĩnh vực như tinh giản biên chế, khoán kinh phí… vẫn chưa được các đơn vị thực hiện quyết liệt.
|
Người dân đến giải quyết công việc tại bộ phận "một cửa" của UBND huyện đắk R’lấp. Ảnh: N.S |
Trong những cuộc họp tỉnh gần đây, lãnh đạo nhiều sở, ngành cũng đã thừa nhận, công tác CCHC của tỉnh nói chung cũng như của không ít cơ quan, đơn vị nói riêng hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm của tỉnh còn thấp nên việc triển khai chương trình thiếu tính đồng bộ ngay từ đầu, thưọng theo kiểu "chắp vá", không phát huy tối đa hiệu quả.
Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thứ 3, HđND tỉnh khóa II mới đây, đồng chí Nguyễn Văn Thử, Phó Bí thư Thưọng trực Tỉnh ủy đã cho rằng: chương trình CCHC của tỉnh thời gian qua, mặc dù đã được các cấp, ngành quan tâm, nhưng có lúc, có nơi vẫn bộc lộ tình trạng "nói nhiều làm ít". Điều này không chỉ thể hiện ở chất lượng các lĩnh vực cải cách mà còn bộc lộ ngay cả ý thức, thái độ của mỗi cán bộ, công chức hành chính Nhà nước. Nhiều nội dung, chương trình khi triển khai thì rầm rộ, nhưng được một thời gian lại rơi vào tình trạng bọ bê, thiếu sự giám sát, đôn đốc nên dần dần èo uột. để khắc phục tình trạng trên, ngoài sự chung sức của cả hệ thống chính trị, thì trước hết, bản thân mỗi lãnh đạo đầu ngành phải soát xét, tự nhìn nhận lại tinh thần, trách nhiệm của mình trong công tác CCHC. để từ đây, chương trình CCHC thực sự là yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh.
Nhận thức của người dân cũng chưa đầy đủ Hiện nay, có không ít người dân vẫn còn hiểu biết mơ hồ về công tác cải cách hành chính (CCHC). Chẳng hạn, theo ông Phạm Hữu Hà, chủ đại lý vật liệu xây dựng Tuấn Mạnh ở thị trấn đắk Mil (đắk Mil) thì CCHC chỉ là việc rút gọn, loại bọ bớt các thủ tục, văn bản hành chính không cần thiết để tạo thuận lợi cho dân trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Công việc CCHC là của các cơ quan chức năng, người dân không có trách nhiệm gì liên quan, ngoài việc nghiêm chỉnh thực hiện các loại thủ tục, văn bản được Nhà nước ban hành sau khi đã rút gọn. Tương tự, chị Nguyễn Thị Hạnh, trú ở phưọng Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) cũng cho rằng, CCHC chỉ là việc đổi mới, sắp xếp lại một số quy định hành chính, giảm bớt phí, lệ phí để giúp người dân thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Không chỉ có người dân mà một số cán bộ, công chức cũng thể hiện sự lúng túng, nhìn nhận một cách phiến diện về công tác CCHC. Mặc dù là cán bộ văn phòng lâu năm của một trường học ở Gia Nghĩa, nhưng chị Phạm Thị Hiền cũng tọ ra mơ hồ về công tác CCHC. Theo chị Hiền thì công tác CCHC chỉ là việc đơn giản hóa các loại thủ tục, văn bản và chấn chỉnh về tác phong, thái độ làm việc của cán bộ, công chức. Công tác CCHC do cấp trên đảm nhận thực hiện, còn người dân và cán bộ, công chức chỉ thực hiện theo các văn bản, thủ tục do Nhà nước ban hành. Thậm chí, ông T, một cán bộ phưọng ở thị xã Gia Nghĩa cũng cho rằng, công tác CCHC chỉ là việc rút gọn, làm đơn giản hóa các loại văn bản, thủ tục hành chính (TTHC) để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tính đến nay, việc rà soát, loại bọ những TTHC không cần thiết đã được các cấp, các ngành tiến hành xong xuôi, còn các cơ quan, đơn vị cũng đã ban hành và thực hiện riêng bộ TTHC…nên công tác CCHC cũng sắp sửa được hoàn thành. để thể hiện mình không lạc hậu, ông T còn khẳng định: "CCHC là một chương trình, mục tiêu lớn được đảng, Nhà nước khởi xướng, phát động từ lâu và đến nay đã đạt được thắng lợi to lớn, vì hầu hết các loại thủ tục, văn bản hành chính rưọm rà, không cần thiết đã được loại bọ, cắt giảm".
Theo kết quả kiểm tra mới đây của Ban Chỉ đạo Chương trình CCHC tỉnh thì hiện nay, không ít cán bộ, công chức và người dân vẫn còn mơ hồ, nhận thức chưa đầy đủ về công tác CCHC. Theo đó, mặc dù được triển khai trên nhiều lĩnh vực, nhưng không ít người lại cho rằng, công tác CCHC chỉ đơn thuần là việc đơn giản hóa các văn bản, TTHC, chứ không còn mục tiêu nào khác. Trong khi đó, công tác CCHC được triển khai với 5 nội dung cơ bản gồm: Cải cách TTHC; Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính công; Cải cách, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước. Việc đơn giản hóa các văn bản, TTHC cũng như cắt bọ, giảm các loại phí, lệ phí không cần thiết, minh bạch, công khai TTHC chỉ là một trong những mục tiêu thuộc nội dung "Cải cách TTHC". Còn thực tế, công tác CCHC vẫn đang ở giai đoạn quyết liệt, với nhiều chương trình, mục tiêu dài hơi để hướng tới một nền hành chính gọn nhẹ, hiện đại. Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 8-11-2011 về "Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020" với những mục tiêu chính là tập trung đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh và hoàn chỉnh về công tác cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công…
Cũng theo Ban Chỉ đạo Chương trình CCHC tỉnh thì do xuất phát từ những hạn chế về nhận thức nói trên mà trong thời gian qua, công tác CCHC tại một số cơ quan, đơn vị có phần bị chững lại, không đạt kết quả cao. Cùng với đó, việc huy động người dân, doanh nghiệp đóng góp ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến về CCHC chưa được phát huy. Ngoài việc thọ ơ, thiếu quan tâm của một số cá nhân thì nguyên nhân của sự hạn chế này là do một số cơ quan, đơn vị chưa có biện pháp tuyên truyền, phổ biến về công tác CCHC một cách hiệu quả. Thủ trưởng của một số cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ, thiếu quan tâm về công tác CCHC. để khắc phục những vấn đề này, ngoài việc tuyên truyền một cách có hiệu quả thì các cơ quan chức năng cần phải tổ chức thực hiện tốt các khâu, các bước CCHC tại các cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ đối với tất cả các mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, cả hệ thống chính trị cũng phải cùng vào cuộc tham gia thúc đẩy công tác CCHC.