Phát triển thủy lợi vừa và nhọ giai đoạn 2006-2010, định hướng năm 2020: Chậm do thiếu giải pháp đồng bộ

Thứ năm - 04/10/2012 23:38 1.158 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Thực hiện chương trình phát triển thủy lợi vừa và nhọ của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư mạnh cho hạ tầng thủy lợi.
Tuy nhiên, việc triển khai chương trình đã bộc lộ nhiều bất cập do thiếu giải pháp đồng bộ. Do đó, những năm tới, nước tưới cho cây trồng vẫn còn là vấn đề bức xúc, đòi họi ngành liên quan, chính quyền các địa phương và cả nông dân phải đặc biệt quan tâm...




Công trình thủy lợi đắk Nur (TX Gia Nghĩa). Ảnh: Y Krăk
 



Tiến độ quá chậm
 
Do đặc điểm địa hình, quy mô sản xuất nên toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều là công trình thủy lợi vừa và nhọ. Vì vậy, việc phát triển thủy lợi vừa và nhọ cũng chính là chương trình pháp triển thủy lợi chung của tỉnh.
 
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, toàn tỉnh hiện đã xây dựng và đưa vào khai thác 212 công trình thủy lợi các loại; trong đó, có 206 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới. Trong tổng số các công trình hiện có thì Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý 156 công trình, UBND các xã quản lý 44 công trình, các công ty, đơn vị khác quản lý 12 công trình.
 
Hàng năm, hệ thống công trình thủy lợi này tưới cho 30.767 ha. Trong đó, diện tích lúa nước 2 vụ là 3.953 ha, rau màu là 1.792 ha, cà phê, hồ tiêu là 25.022 ha. Các công trình hiện có và các công trình đang thi công hiện nay (8 công trình) mới đảm bảo tưới phục vụ cho 54% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.
 
Ðể chủ động nguồn nước phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từ năm 2006 đến nay, từ nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính phủ và các chương trình khác, tỉnh đã đầu tư gần 1.634 tọ· đồng, xây dựng 67 công trình thủy lợi nhọ (hiện đang thực hiện 28 công trình) trong các dự án thủy lợi thuộc các cụm công trình như cụm công trình thủy lợi Ðắk Rồ, Ðắk Diêr, cụm hồ Trung tâm Gia Nghĩa, cụm thủy lợi Ðắk R'lấp-Ðắk Song, các công trình thủy lợi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…
 
Các công trình đã hoàn thành đảm bảo tưới cho 1.368 ha lúa nước, 2.922 ha cây trồng khác. Không chỉ vậy, nhằm hạn chế tình trạng thất thoát nước, từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành kiên cố hóa hàng trăm km kênh mương các loại. Tuy nhiên, những con số vừa nêu mới chỉ đạt 35 - 40% so với mục tiêu mà Nghị quyết số 12/2006/NQ-HÐND, ngày 3/8/2006 của HÐND tỉnh đề ra.
 
Chính vì thế, đến thời điểm này, tỉnh vẫn còn rất nhiều nơi chưa có công trình tưới, việc sản xuất hoàn toàn lệ thuộc vào nước trọi nên năng suất rất bấp bênh khiến đọi sống người dân gặp phải không ít khó khăn. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư họng nghiêm trọng do mưa lũ hoành hành vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp cũng là một trở lực lớn đối với nông dân.
 
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT thì vốn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ cho chương trình này vẫn còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu của nghị quyết HÐND tỉnh. Bên cạnh đó, do nguồn lực tài chính ở các địa phương còn eo hẹp, trong khi việc triển khai chương trình mang tích phúc lợi xã hội, nhưng hầu hết các địa phương đều không phát huy được tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để huy động sự đóng góp công sức, tiền của của nhân dân vào thực hiện chương trình.
 
Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Jút cho biết: "Thông thưọng nguồn kinh phí đầu tư cho thủy lợi là rất lớn và dàn trải nhiều năm mới thanh quyết toán được. Trong khi địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, ít vị trí thuận lợi cho việc xây dựng hồ đập nên đầu tư tốn kém hơn. Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện chủ yếu là hồ chứa vì ít có nguồn nước từ nơi khác về nên thưọng thiếu nước vào cuối vụ đông xuân". 
 
Bên cạnh lý do khó khăn về vốn đầu tư thì nhiều địa phương đã quy hoạch, lập dự án công trình với số lượng lớn, trong khi năng lực đầu tư xây dựng có hạn nên các công trình đưa vào thi công không đáng kể. Ðơn cử như huyện  Ðắk R’lấp quy hoạch 30 công trình nhưng mới thi công được 18 công trình, huyện Ðắk Mil 47 công trình, mới thi công được 18 công trình…
 
Ngoài ra, tại một số nơi, do lực lượng cán bộ kỹ thuật thủy lợi quá mọng nên việc đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả thấp. Ðặc biệt, ở các xã vùng sâu, vì địa hình khu vực tưới quá phức tạp, manh mún và phân tán nên vấn đề triển khai đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi là chuyện không phải dễ dàng.




Hồ chứa đắk Diêr, xã đắk D'rông (Chư Jút) giữa mùa mưa nhưng mực nước vẫn dưới ngưỡng tràn, đang là nguy cơ thiếu nước cho vụ lúa đông xuân tới
 




Cần có quy hoạch cụ thể về thủy lợi
 
Ngày 26/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo ngành Nông nghiệp, ông Trương Văn Hiển, Phó Chủ tịch HÐND tỉnh cho rằng: "Mặc dù việc thực hiện Ðề án thủy lợi nhọ trên địa bàn tỉnh chưa đạt so với nghị quyết của HÐND tỉnh đưa ra, nhưng qua gần 6 năm thực hiện (2006-2012), chương trình thủy lợi nhọ đã có những kết quả bước đầu.
 
Ðó là khi công trình thủy lợi được xây dựng ở địa phương nào thì nơi đó đọi sống sản xuất của người dân được thuận lợi hơn nhọ có nguồn nước tưới, việc chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi mùa vụ tọ ra hiệu quả hơn và năng suất cây trồng được nâng cao rõ rệt. Ðây chính là minh chứng quan trọng trong việc đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống ở các địa phương".
 
Tuy nhiên, cũng theo ông Hiển thì để ổn định và từng bước mở rộng thêm diện tích đất chủ động nước tưới nhằm giúp người dân (nhất là những vùng khó khăn) sản xuất được thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo thì việc tiếp tục đầu tư xây dựng thủy lợi vừa và nhọ, kiên cố hóa kênh mương và nâng cấp các công trình đã bị xuống cấp là vấn đề bức bách hiện nay.
 
Theo đó, trong giai đoạn 2013-2020, tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp 48 công trình và 7 tiểu dự án nâng cấp cụm công trình thủy lợi nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần đảm bảo tưới thêm 1.368 ha lúa, 2.922 ha cây trồng khác.
 
Ðối với đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, ngoài việc phấn đấu hoàn thành các công trình, cụm công trình còn đang dở dang như công trình thủy lợi Ðắk Rồ, cụm hồ Trung tâm thị xã Gia Nghĩa và tiếp tục đưa 13 công trình còn lại thuộc cụm công trình Ðắk R’lấp-Ðắk Song; thực hiện đầu tư mới các công trình thủy lợi vừa và nhọ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số 121 công trình, góp phần bảo đảm thêm cho 2.870 ha lúa và 16.057 ha cây trồng khác…
 
Tuy vậy, cũng có không ít ý kiến lo ngại rằng, muốn biến mục tiêu trên trở thành hiện thực là chuyện không hề đơn giản. Bởi, thực tế những năm qua, việc tìm được vốn để đầu tư cho chương trình này là vấn đề cực kỳ nan giải.
 
Về vấn đề này, cũng theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT thì trong thời gian tới, Sở sẽ chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương với các ngành chức năng và giữa các ngành chức năng với nhau nhằm tranh thủ tốt hơn các nguồn vốn đã được ghi nhận của Chính phủ, cũng như nguồn vốn ODA, vốn JIBIC và vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và kêu gọi thêm các nguồn khác để đẩy nhanh tốc độ phát triển thủy lợi…
 
Trước những đòi họi của thực tế sản xuất như vậy, nên nhu cầu về nước tưới trở thành vấn đề "nóng" ở các địa phương. Thế nhưng, hiện nay, khi nhắc đến giải pháp nào để đẩy nhanh tiến trình thực hiện chương trình thủy lợi nhọ thì hầu hết các huyện đều chưa tìm ra lời giải. Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ðắk Mil thì cái khó của địa phương không chỉ là vốn, là đền bù, giải phóng mặt bằng mà quan trọng hơn là huyện cần có kết quả quy hoạch tổng thể về thủy nông trên địa bàn để quản lý, đầu tư thuận lợi hơn.
 
Thế nhưng, theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì việc xây dựng phương án quy hoạch tổng thể về phát triển thủy lợi cho toàn tỉnh đến nay vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay, tỉnh chỉ mới xây dựng được 3 đề án về quy hoạch thủy lợi. Tuy nhiên, các đề án này chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Ðặc biệt, các đề án nói trên chưa có các tính toán nhằm thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thủy văn do biến đổi khí hậu và suy giảm của thảm thực vật…
 
Có thể nói, với những hạn chế tồn tại đã bộc lộ trong giai đoạn 2006-2010, trong việc phát triển thủy lợi nhọ đã được các cấp, ngành, địa phương đã chỉ ra. Hy vọng trong những năm tới, các đơn vị, địa phương sẽ sớm khắc phục để thực hiện tốt hơn đối với chương trình phát triển thủy lợi nhọ và kiên cố hóa kênh mương. Tuy nhiên, muốn thành công, ngoài vấn đề quy hoạch cụ thể thì chương trình cũng rất cần sự nỗ lực lớn của các ngành, địa phương, rồi việc vận động người dân đồng lòng, ủng hộ, đóng góp cả công sức lẫn tiền.
 
Bài, ảnh: Văn Tâm

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại60,874
  • Tổng lượt truy cập41,128,677
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây