Tái cấu trúc nền kinh tế: Góc nhìn của chuyên gia

Thứ năm - 08/12/2011 23:30 1.241 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
"Tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng, sức cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là chuyện lớn, dài hạn. Bản kiến nghị đầy tâm huyết của các trí thức Việt Kiều rất đáng trân trọng...
Dưới đây là nội dung trao đổi của một nhà kinh tế trong nước,- GS Nguyễn Quang Thái cùng với một nhà kinh tế Việt kiều quen biết,- TS Vũ Quang Việt. "Tầm nhìn" xin trích đăng ý kiến đã được biên tập lại.

 

 
Hôm nay đã gần hết năm Tân Mão 2011 đầy sự kiện và sắp bước sang năm 2012 nhiều thách thức. Trên cơ sở các quyết sách của Chính Phủ, xin có mấy nhận thức cùng trao đổi trong chúng ta:

Tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng, sức cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là chuyện lớn, dài hạn và đầy khó khăn. Cần nhận rõ những hạn chế của nước ta trong tương quan toàn cầu, khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong điều kiện tiềm lực kinh tế đất nước cũng còn nhọ bé, với tổng GDP hiện khoảng gần 120 tọ·$, đứng thứ 60 trên thế giới, lại phải tham gia "sân chơi" quốc tế và khu vực cạnh tranh gay gắt.

đối với lĩnh vực chính sách kinh tế, mọi chính sách trước mắt của năm 2012 cần tập trung sức giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm kiềm chế lạm phát dưới 10%, bảo đảm tăng trưởng hợp lý khoảng 6% như năm nay, tạo thêm việc làm để giữ mức sống ổn định và bảo đảm các cân đối lớn, nhất là cân đối tài chính, tiền tệ... Trước mắt, để tái cấu trúc nền kinh tế, Chính Phủ đã tập trung vào ba lĩnh vực chính với một số giải pháp khá cụ thể mà tôi cho là đúng, vừa thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, mà không gây ra các đảo lộn lớn. Tôi nhận thức các chủ trương và giải pháp lớn đó là:

- Tái cấu trúc đầu tư và đầu tư công: Khi chỉ tính các khoản đầu tư thực sự tăng tài sản (như không kể tiền đền bù vào vốn đầu tư) thì hiện nay tổng mức đầu tư (kể cả tiết kiệm trong nước 30%GDP và huy động nguồn vốn bên ngoài thì tổng mức đầu tư chiếm khoảng 30-35%GDP một số năm là chấp nhận được. Theo tính toán của chuyên gia thống kê Bùi Trinh, mấy năm nay để tăng trưởng kinh tế dã dựa vào đầu tư ngày càng nhiều, hiện nay đến ¾. Nếu điều chỉnh đầu tư chỉ là giảm tổng đầu tư thì tất yếu sẽ làm giảm tăng trưởng, không tận dụng được nhiều lợi thế so sánh của đất nước. Như vậy, giảm mạnh tổng đầu tư không đi cùng với các điều chỉnh khác cũng sẽ làm giảm tăng trưởng, ảnh hưởng tới việc làm-thu nhập,... và như vậy cũng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong tổng vốn đầu tư hạn hẹp hiện có, lại rất cần tái cấu trúc đầu tư theo hướng giảm tọ· trọng đầu tư công (kể cả đầu tư từ các DNNN), để với thể chế được tháo cởi, tạo bình đẳng và công khai minh bạch cho cả các khu vực kinh tế công và tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư từ khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhọ và vừa vì các doanh nghiệp này đòi họi vốn đầu tư khiêm tốn, nhưng không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ ở các địa phương, mà còn tạo thêm nhiều việc làm, với trình độ tay nghề chưa cao... Tất nhiên, bản thân khu vực tư với cơ chế cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém.

Khu vực FDI cũng cần được huy động mạnh, tham gia cũng các khu vực kinh tế trong nước để nâng cao vị thế của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, nhưng cần có lựa chọn cao hơn, không nhất thiết "trải thảm đọ" cho bất cứ dự án nào, như với các dự án luyện thép tiêu tốn nhiều điện khan hiếm; các doanh nghiệp dệt may dùng công nghệ thấp, lao động rẻ; các dự án địa ốc chiếm đất đắc địa, nhưng lại chủ yếu nhằm giữ đất và huy động vốn tại chỗ, mà không nhấn mạnh mang vốn và công nghệ cao từ nước ngoài vào... , kể cả vốn và công nghệ của người Việt từ nước ngoài.

đối với các dự án đầu tư công phải đổi mới mạnh mẽ: Với các dự án mới, phải qua cân đối chung và cân đối riêng từng địa phương để bảo đảm có đủ nguồn vốn và hiệu quả trực tiếp và hiệu quả lan tọa khi thực hiện. đủ vốn cho cả đọi dự án mới triển khai, với trách nhiệm cá nhân của người ký quyết định đầu tư công. Với các dự án đang dang dở, sẽ tập trung cho các dự án nào sớm hoàn thành, tạo nhanh hiệu quả. Còn các dự án không thể cân đối được bằng vốn công, thì cần sớm điều chuyển hoặc xoá bọ... Tôi đang theo sát việc thực hiện chủ trương này do có thời gian dài làm ở ủy ban Kế hoạch xưa và Bộ đầu tư nay nên thích quan sát và có thể có điều kiện chút ít điều kiện để qua theo dõi cùng với các đơn vị Cục, Vụ, Viện và TCTK... có thể có ý kiến đóng góp cụ thể hơn.

Vấn đề tái cấu trúc đầu tư cũng liên quan đến cả các vấn đề chi tiêu công và quản lý nợ công, nợ quốc gia của mọi khu vực kinh tế, nhưng hiện còn thiếu thông tin đầy đủ, minh bạch theo các chuẩn mực quốc tế.

- Tái cấu trúc các DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước: Sẽ chia 4 nhóm với các biện pháp phân biệt để triển khai mạnh mẽ:

* Loại các tập đoàn quan trọng nhất, giữ vị trí cực kỳ quan trọng như dầu khí, điện lực, hàng không, viễn thông lớn, sẽ duy trì vốn Nhà nước 100%, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính được giao, góp phần giữ vững ổn định kinh tế trong điều kiện môi trường quốc tế đầy phức tạp hiện nay. Với 6-7 tập đoàn khác, xem xét và có bước chuyển đổi dần;

* Loại doanh nghiệp quan trọng, như lĩnh vực an ninh, quốc phòng, lương thực, xăng dầu, khai thác khoáng sản quan trọng ... Nhà nước cần lựa chọn kỹ, có quyết sách để giữ cổ phần tuyệt đối hoặc lớn. đó là điều kiện quan trọng để bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ, an toàn hệ thống trong mọi tình huống, theo hướng phát triển bền vững.

* Loại doanh nghiệp thật quan trọng khác, cũng lựa chọn kỹ để Nhà nước chiếm cổ phần năm ba chục phần trăm, cùng tham gia với các khu vực kinh tế khác phát triển lành mạnh vì quốc kế , dân sinh

* Với các doanh nghiệp Nhà nước khác, đủ loại lớn nhọ, sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, thậm chí bán, chuyển đổi. Ngay tập đoàn dệt may, làm ăn tốt, xuất khẩu lớn, cũng tiến hành cổ phần hoá ngay. Cần ghi nhận rằng, chuyển sang cổ phần hóa, quản trị hiện đại, doanh nghiệp có nhiều khả năng lãi hơn! Ngay với các nông lâm trường, Chính Phủ cũng đã có các quyết sách rõ, nay cần kiên quyết thi hành, vì lợi ích quốc gia.

đồng thời với việc phân loại DNNN như trên, cần tăng cưọng sự quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp đi cùng sự quản lý chặt chẽ của Chính Phủ và các Bộ, các địa phương. để tránh phân tán quyền lực, tăng cưọng chịu trách nhiệm, sẽ chỉ bổ nhiệm chủ tịch HđQT, còn thuê TGD, giám đốc điều hành...

Vấn đề tái cấu trúc DNNN là vấn đề khó, đang gỡ dần, nhưng con đường chuyển mạnh sang CPH là không thể đảo ngược, như Luật đầu tư chung đã quy định và ngay Cương lĩnh của đảng cũng đã viết về đặc trưng kinh tế.... Vấn đề này, nhiều Anh chị em ở Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cũng nói rõ trong Hội thảo cuối năm ngoái rồi, khi góp ý kiến vào văn kiện đại Hội XI.

Một vấn đề khác là, thông tin số liệu về các DNNN còn nhiều tù mù, cần công khai minh bạch hơn, vì DNNN dùng tiền thuế của dân mà có cơ nghiệp ngày nay. Các cơi quan Nhà nước còn nắm lơ mơ, thì làm sao đề cao được giám sát của người dân, kể cả của các nhà khoa học trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Ngay chuyện giá điện, giá xăng dầu liên quan đến người dân, các doanh nghiệp mà để tù mù lâu quá. Khi định giá các sản phẩm và dịch vụ công, như việc định giá điện, xăng dầu cũng nên có phân biệt, để vừa bảo đảm an sinh cho người thu nhập thấp, vừa khuyến khích tiêu dùng năng lượng tiết kiệm của người dân và doanh nghiệp. đầu tư cho tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới còn quá thấp... cũng là những giải pháp cần xem xét, có liên quan cả tái cấu trúc đầu tư gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp.

- Tái cấu trúc hệ thống tài chính, chủ yếu là các NHTM, sẽ chia 4 loại

*NHTM Nhà nước quan trọng thì củng cố vững mạnh để giữ ổn định kinh tế chung và bảo vệ lợi ích người có tiền gửi

*NHTM tư nhân mạnh thì cố gắng để mạnh hơn

*NHTM yếu thì hỗ trợ thanh khoản, nhưng có kiểm soát để giữ vững

*NHTM mất thanh khoản, thì NHNN vừa hỗ trợ thanh khoản để bảo vệ người gửi tiền, nhưng không cho BGD cũ điều hành, mà giao đi đòi nợ đã cho vay không đúng, còn quản lý thưọng xuyên sẽ đăt dưới sự kiểm soát chặt chẽ bởi NHNN...

Cả ba lĩnh vực này khi tái cấu trúc sẽ gắn kết với nhau và dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính Phủ và Thủ tướng Chính Phủ...Các cơ quan NHNN, Bộ TC và Bộ KHđT, cùng các Bộ ngành và các địa phương... sẽ phối hợp chặt để điều hành quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong khi quản lý chung của nền kinh tế cần huyển trọng tâm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, với 4 trọng điểm là giảm lạm phát, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, tạo thêm việc làm và bảo đảm ổn định cán cân thanh toán...

Tôi không bi quan trước hiện tình, nhưng thực sự chỉ lạc quan có mức độ, bởi kinh nghiệm lâu nay, tạo đồng thuận về chủ trương đã khó, nhưng chuyển từ quyết sách sang hành động có phối hợp đạt kết quả là vô cùng gian nan. đối với bản thân các nhà kinh tế như tôi, tôi nghĩ cần theo dõi sát tình hình và khi có ý kiến thì đóng góp cụ thể các kế sách, gửi bằng văn bản tới đúng địa chỉ. Còn khi diễn thuyết ở Hội thảo, kể cả trả lời báo chí thì nói ít hơn để nghĩ cho chín, không ồn ào thì hay hơn...

Ngoài ra, cũng có rất nhiều vấn đề khác lớn nữa liên quan trong lĩnh vực kinh tế tài chính cũng cần phải giải quyết rất cụ thể như điều hành tọ· giá, lãi suất, vay trả nợ, dự trữ, dự phòng chống thiên tai, quản lý vàng miếng và vàng trang sức có liên quan đến người dân... Các quyết sách của Chính Phủ sau 100 ngày thành lập theo tôi quan sát là đang đi đúng hướng, tạo đồng thuận cao .... Các cơ quan quản lý cần có thông tin đầy đủ toàn diện về chủ trương, giải pháp và tình hình thực tế để người dân cùng lo, cùng làm, bới toàn là chuyện của dân của nước.

Nhân đây, tôi cũng cho răng, Bản kiến nghị đầy tâm huyết của TS Vũ Quang Việt và các bạn trí thức việt kiều gửi về nước, là rất có trách nhiệm. Những việc này có liên quan đến tu sửa hiến pháp, bảo vệ chủ quyền biển đảo, sửa luật đất đai, phòng và chống tham nhũng... trên hết là phải giữ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an sinh xã hội, chú ý bình đẳng giàu - nghèo; bình đẳng giới, môi trường tự nhiên được giữ gìn, rồi cả chiến lược thu hút và sử dụng ODA, FDI, vay trả nợ sao cho hiệu quả, ... Tuyên bố cuả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc Hội vừa qua đã giải đáp một phần sự lo lắng chung của chúng ta.

Tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay khó khăn nhiều bề thì rõ ai cũng cảm nhận thấy, ngay các nước lớn mấy năm nay đâu có dễ dàng gì. Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu, phân tích và khuyến nghị để đất nước ta ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Tiếc rằng tôi đã cao tuổi ("xưa nay hiếm"), sức khọe hạn chế, nên chỉ cố gắng thông tin cùng nhau, để các lớp anh chị em nhà kinh tế tiếp theo và tiếp theo sau nữa, ngày càng có nhiều đóng góp hữu ích cho đất nước dân tộc.
GS Nguyễn Quang Thái
 

Ý kiến của bạn

VE TAI CAU TRUC NGAN HANG
Ý KIẾN THAM GIA Vọ€ TÁI CẤU TRÊC Họ† THọNG NGÂN HÀNG Tôi tâm đắc ý kiến phát biểu của Thống đốc nhà nước Nguyễn văn Bình"không phân biệt quy mô của ngân hàng, quan trọng nhất là ngân hàng đang tồn tại phải họat động an tòan, lành mạnh và có hiệu quả". Chúng ta tự nhận thấy trong thời gian qua việc cho phép thành lập các ngân hàng quá dễ dãi trong cả nước hàng lọat các ngân hàng mới ra đọi ,tranh nhau tự quy định lãi suất cho riêng mình bất chấp các quy định ràng buộc của ngân hàng nhà nước để huy động vốn cho ngân hàng mình, làm cho khách hàng không biết nên giao dịch với ngân hàng nào. Khách hàng thấy ngân hàng kia có huy động lãi suất cao hơn vội vàng rút tiền chuyển từ ngân hàng này đến ngân hàng kia, làm cho thị trường tiền tệ bị rối lọan.để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trước tiên cần phải khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, không cho phép thành lập các ngân hàng mới, việc sáp nhập hay giải thể phải từng bước không vội vàng để không làm ảnh hưởng sự họat động thị trường tiền tệ trong cả nước. Nhà nước cần kiểm tra thống kê có bao nhiêu ngân hàng họat động không hiệu quả ,nợ xấu quá lớn. đề nghị các đơn vị này chủ động liên hệ với các ngân hàng khác làm ăn có hiệu quả, nếu ngân hàng bạn đồng ý thì chủ động xây dựng phương án sáp nhập. Nhà nước cần quy định thời gian cụ thể nếu họ không thực hiện được ,thì thực hiện theo luật phá sản. Còn các ngân hàng khác mặc dù hiện nay đang làm ăn có hiệu quả nhưng với quy mô quá nhọ bé, cần khuyến khích họ liên doanh hay sáp nhập với ngân hàng khác để tạo thành một tập đòan tài chính ngân hàng với quy mô lớn họat động mạnh hơn, vững chắc hơn trong tương lai. Tôi đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, từ trước đến nay nhà nước quy định khung lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm, còn việc cho các doanh nghiệp vay theo thọa thuận với ngân hàng.Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi nhà nước quy định khung tối đa cho doanh nghiệp vay như 16% năm hoặc thấp hơn, không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức % nào thấy có lãi và bù đắp chi phí .Ngân hàng nhà nước kiểm tra nếu ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này.
Minh Trí

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay3,575
  • Tháng hiện tại54,945
  • Tổng lượt truy cập41,122,748
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây