Tại khoản 1 Điều 15 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội như sau: "đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức".
Như vậy, nếu bạn thọa mãn các điều kiện theo quy định nêu trên thì khi bạn nghỉ việc bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo Điều 53 Nghị định 152/2006/ ND- CP của Chính phủ ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định như sau:
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi của người lao động đang có quan hệ lao động thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi của người lao động không còn quan hệ lao động gồm có:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh mà con chết; nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 125 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: "1. đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng ước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật".
Trong trường hợp bạn muốn chuyển hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội từ tỉnh B về tỉnh C thì bạn phải có đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội gửi tỉnh B theo quy định của pháp luật.