Tín dụng thuế cứu doanh nghiệp

Chủ nhật - 22/04/2012 05:06 1.279 0
Chính sách giảm và giãn thuế thu nhập DN hiện đang áp dụng đối với DN nhọ và vừa, không có mấy ý nghĩa trong thực tế.

 


Chính sách giảm, giãn thuế thu nhập DN không mấy ý nghĩa trong thực tế - Ảnh: Ngọc Thắng

thời gian gần đây Mỹ đã áp dụng chính sách hỗ trợ mới là "tín dụng thuế". Theo đó, Nhà nước cho phép các DN (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất) được giữ lại tiền thuế phải nộp để đầu tư trở lại phát triển sản xuất kinh doanh. Tức là, Nhà nước cho DN vay vốn một cách trực tiếp, không cần tài sản thế chấp, không phải trả lãi vay, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, giúp DN đầu tư phát triển, phục hồi tăng trưởng nền kinh tế.

ọž nước ta, để tháo gỡ khó khăn cho DN, Chính phủ đã gia hạn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian một năm. Tiếp đó, Quốc hội đã có nghị quyết giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2011 đối với các DN nhọ và vừa, DN sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực và ngành nghề gặp khó khăn. Tuy nhiên, thuế thu nhập DN là loại thuế trực thu, tính trên khoản lãi từ sản xuất kinh doanh (doanh thu - chi phí), trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang suy giảm, nên diện được hưởng chính sách ưu đãi này rất hạn hẹp. Bởi trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, để làm ra lợi nhuận 10-15% đã khó, trong khi phải đi vay ngân hàng với lãi suất từ 18-20% thậm chí đến 25% thì có rất ít DN làm ăn có lãi. Vì thế, chính sách giảm và giãn thuế thu nhập DN hiện đang áp dụng đối với DN nhọ và vừa, không có mấy ý nghĩa trong thực tế.

để cứu DN, cứu sản xuất, một trong những giải pháp cấp bách là giảm mạnh lãi suất cho vay, cùng với việc mở rộng diện miễn giảm các sắc thuế cơ bản, có tác động rộng khắp đến mọi loại hình DN, mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đọi sống xã hội.

Trước mắt có thể đồng loạt giảm 50% số thuế GTGT phải nộp. Do loại thuế này nằm trong giá cả hàng hóa, dịch vụ, là chi phí đầu vào của DN, nên việc giảm thuế sẽ phát huy tác dụng trực tiếp làm giảm giá thành sản phẩm, là cơ sở cho DN hạ giá bán; vừa có hiệu ứng kích thích tiêu dùng (do giảm giá hàng hóa), tạo điều kiện cho DN giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Như vậy, vừa thể hiện chính sách khoan sức dân của đảng và Nhà nước, đồng thời vừa đảm bảo quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu, là nguồn động viên, sự chia sẻ trong gian khó hướng tới phát triển bền vững trong tương lai.

Cứu lòng tin

 

 
 

Yêu cầu các Cục thuế giải quyết doanh nghiệp giải thể

Một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, sau khi đọc loạt bài DN chết nhưng không thể khai tử trên Báo Thanh Niên, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế phải rà soát, tăng cưọng kiểm tra các DN và thực hiện đúng theo quy trình không được kéo dài. "Chúng tôi đã có văn bản đề nghị các cục, chi cục thuế nếu có trường hợp nào phải kiểm tra và xử lý luôn", lãnh đạo này nói. Hiện nay, theo quy định, DN phá sản, cơ quan thuế phải đi làm động tác kiểm tra, xác định số thuế bao nhiêu, rồi gửi đối chiếu đó sang tòa án. Sau khi kiểm tra xong, có xác nhận thì trong vòng 5 ngày phải ra thông báo, đối với trường hợp đặc biệt cũng kéo dài thêm không quá 5 ngày nữa. Tới đây, sau khi luật quản lý thuế sửa đổi ban hành, Bộ Tài chính cũng sẽ xem xét lại thời gian và quy trình xử lý cho phù hợp, theo hướng, nếu DN có doanh thu ở một mức nhất định nào đó sẽ không thanh kiểm tra nữa, mà cho DN tự khai, tự quyết toán.

 

Các chuyên gia cho rằng giải pháp căn cơ, cấp bách nhất hiện nay là tín dụng, trong đó có tín dụng ngân hàng thông qua giảm lãi suất, và "tín dụng thuế". đây cũng là giải pháp mà nhiều nước đã sử dụng để hỗ trợ DN. đơn cử như Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định chi 25% ngân sách năm 2012 cho tín dụng thuế.

Theo đó, DN kinh doanh trong 1 năm, phải đóng một số loại thuế như giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân của người lao động DN, thuế thu nhập DN. Hàn Quốc đã lựa chọn ra một số ngành nghề khó khăn, các DN vừa và nhọ để hỗ trợ.

Các DN này vẫn kê khai nộp thuế bình thưọng nhưng Nhà nước cho giữ lại thuế VAT 50%, thu nhập cá nhân 30%... trong 18 tháng. "DN chết rồi thì lấy đâu ra thuế thu nhập DN mà miễn giảm. Nhưng thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân… họ vẫn có, nếu cho họ giữ lại được thì sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Còn để DN chết thì sau lấy gì để thu", một chuyên gia nói.

Ông kiến nghị ngay trong tháng 5 này khi Quốc hội họp, Chính phủ phải đề xuất ngay, lọc ra các ngành nghề khó khăn nhất, DN vừa và nhọ đang ngắc ngoải, đưa ra một gói tín dụng thuế, có như vậy thì mới cứu được DN.

Trước lo ngại nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu, ngân sách không có tiền để chi tiêu, chuyên gia này đề xuất cần phải linh hoạt để tìm kiếm nguồn.

Nếu khoản "tín dụng thuế" là 10.000 tỉ đồng, thì có thể tìm thấy nguồn bù đắp từ dầu khí bởi năm nay giá dầu thô tăng cao hơn dự kiến, và số thu nhiều khả năng sẽ vượt dự toán. "Trong lúc khó khăn như này, cần có sự chia sẻ của các tập đoàn, tổng công ty. Nếu làm được tín dụng thuế mới thực sự vực dậy được lòng tin của DN, nhà đầu tư. Mà kinh doanh bây giọ lòng tin mới là tối quan trọng, mất lòng tin sẽ mất hết", ông nói.

TS Nguyễn Ngọc Tú - Anh Vũ








BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT (2)
Trần Quang Minh
Bài báo này thật đúng nghĩa là "khoan sức cho dân". Có ông Bộ GTVT và ông Ngân hàng đang đòi tăng phí thôi. Ông Giao thông thì đòi thu "phí bảo trì đường bộ", "phí hạn chế phương tiện giao thông"; còn Ông Ngân hàng thì đòi thu phí ATM. Thật là hết chỗ nói với 2 ông này.
MINH TRÍ (Buôn Ma Thuột)
MUọN Cọ¨U DN NGOÀI TÍN Dọ¤NG THUẾ THÃŒ NHNN SỊM BọŽ TRẦN LÃI SUẤT HUY đọ˜NG
Hiện nay hàng chục ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv…, một số doanh nghiệp phải trốn ra khơi địa phương như ở Thanh Hóa, có doanh nghiệp phải bán thương hiệu của mình ra nước ngòai để có tiền giải quyết thanh tóan nợ nần như ở Đăknông và rất nhiều trường hợp khác. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm, đây là vấn đề trăn trở nỗi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Tuy nhiên đối với Ngân hàng nhà nước vẫn có quan điểm không có gì phải vội. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phú€ hơÌ£p. Ông Tống Minh Tuấn - Trưởng bộ phận phân tích, công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) nhận định: "Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ khiến cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp vốn cho nền kinh tế một cách chủ động hơn. Việc bọ trần lãi suất huy động sẽ đồng nghĩa với việc tín dụng có nguồn để tăng trưởng, và là yếu tố hỗ trợ thanh khoản lên thị trường". Vì vậy, theo ông Tuấn, ngay thời điểm này, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý.
đa phần đều thống nhất quan điểm trên, tuy nhiên chỉ riêng Ngân hàng nhà nước không đồng tình quan điểm này, cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp, như vậy không biết đến lúc nào mới thích hợp? Có lẽ đến lúc tất cả các doanh nghiệp trong cả nước không còn họat động nữa mới thích hợp? Vì lý do NHNN đưa ra chưa áp dụng trần lãi suất đối với doanh nghiệp thật sự không thuyết phục người dân kể cả các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm.
Dư luận đặt câu họi một số ngân hàng thương mại có phải là sân sau của một số cán bộ lãnh đạo NHNN, nên không muốn ủng hộ áp dụng trần lãi suất cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp đang chọ sự quyết định đúng đắn của NHNN.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,235
  • Tổng lượt truy cập41,127,038
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây