Lãi suất huy động sẽ về 10%

Thứ ba - 31/01/2012 21:15 3.444 0
Trả lời báo chí dịp đầu Xuân, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định nếu đến cuối năm, lạm phát về dưới 8-8,5% thì lãi suất huy động cũng hạ còn 10%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết, thời gian tới, Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian. Cùng với đó, nếu đến cuối năm, lạm phát về dưới 8-8,5% thì lãi suất huy động cũng hạ còn 10%.

Theo Thống đốc, lãi suất ngân hàng là vấn đề rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Và hiện đã có những tiền đề và nền tảng nhất định cho việc giảm lãi suất.

Cụ thể, từ tháng 8/2011 trở lại đây, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có chiều hướng giảm dần và đều ở mức dưới 1%, tạo nền tảng cho kỳ vọng giảm lạm phát trong thời gian tới. Bên cạnh đó, NHNN đang tập trung vào việc xử lý thanh khoản của các TCTD và nếu xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo thêm tiền đề vững chắc hơn cho việc giảm lãi suất trong năm 2012.

NHNN cũng đang tập trung vào việc xử lý thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nếu xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo thêm tiền đề vững chắc hơn cho việc giảm lãi suất trong năm 2012.

Dân nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đánh giá, nếu Việt Nam duy trì các giải pháp quyết liệt như trong năm 2011 thì lạm phát ở Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 8-8,5%.

Và "Nếu mục tiêu lạm phát đó đạt được vào cuối năm 2012 thì hệ thống ngân hàng có khả năng để giảm mặt bằng lãi suất huy động xuống mức khoảng 10%/năm" - Thống đốc khẳng định.

Với mục tiêu như vậy thì trong năm 2012, mức lãi suất sẽ được giảm dần theo các tín hiệu thị trường như đã nói ở trên, tức là cùng với mức độ giảm lạm phát và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện.

Năm 2011 là năm mà NHNN và các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã góp phần  quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu và định hướng chính sách của Chính phủ, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở mức rất thấp, thấp nhất trong vòng 20 năm đổi mới và nhọ vậy, hệ thống Ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể, tốc độ lạm phát đã giảm xuống từ tháng 8/2011 và lạm phát cả năm được kiểm soát ở mức 18,58%. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã góp phần vào việc đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác ở mức tương đối ổn định và tốt hơn nhiều so với những năm trước đây, trong đó có việc giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể./.

PV/VOVonline (TH)
 

Bình luận


  • MINH TRÍ -  phuvinh58@yahoo.com
    NHÀ NƯỊC CẦN QUY đỊNH KHUNG LÃI SUẤT CHO VAY CủA NGÀNH NGÂN HÀNG Tôi đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, từ trước đến nay nhà nước quy định khung lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm, còn việc cho các doanh nghiệp vay theo thọa thuận với ngân hàng.Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi nhà nước quy định khung lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay , không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức tọ· lệ % nào thấy có lãi và bù đắp chi phí .Nếu thực hiện được như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ có lãi và doanh nghiệp cũng có lãi.Ngân hàng nhà nước kiểm tra nếu ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này.đây cũng là giải pháp chính sách của nhà nước trong việc điều tíêt hài hòa giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: VOVNew

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay1,997
  • Tháng hiện tại49,495
  • Tổng lượt truy cập41,230,096
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây