6 tháng, hơn 26 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động

Thứ bảy - 30/06/2012 08:48 1.300 0
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6 thì số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012 là 26.324, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp phá sản chủ yếu do lãi suất quá cao

Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới 6 tháng đầu năm 2012 giảm 12,5% và số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 5,4% trong đó số lượng doanh nghiệp đã giải thể tăng 35,4% đã phản ánh về thực trạng khó khăn của doanh nghiệp và được minh họa qua kết quả điều tra mẫu 9.331 doanh nghiệp về thực trạng và khó khăn do Tổng cục Thống kê tiến hành từ thời điểm 1/1/2012 đến 1/4/2012:

Trong số 9.331 doanh nghiệp được chọn làm mẫu điều tra có 784 doanh nghiệp phá sản. Kết quả điều tra còn cho thấy yếu tố gây cản trở lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lãi suất vay vốn quá cao.

Trong kết quả điều tra mẫu cho thấy, trong ba loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài nhà nước có tọ· lệ phá sản, giải thể cao nhất (9,1%), tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước (2,7%) và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2,4%).

Kết quả điều tra còn cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long có tọ· lệ doanh nghiệp phá sản, giải thể cao nhất với 13,6% tổng số doanh nghiệp điều tra; tiếp đến là khu vực Tây Nguyên 9,9%; đông Nam Bộ 8,6%; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 8,2%; Trung du và miền núi phía Bắc 7,2% và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 6%.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Trong tổng số 784 doanh nghiệp phá sản, giải thể thuộc mẫu điều tra, có đến 69,9% doanh nghiệp phản ánh nguyên nhân là kinh doanh thua lỗ; 28,2% thiếu vốn; 14,7% không tiêu thụ được hàng; 11,7% khó khăn về địa điểm và 4,6% đóng cửa, chuyển ngành, sáp nhập.

Ngoài ra, 6 yếu tố cản trở nhất đến sản xuất của doanh nghiệp lần lượt là lãi suất quá cao (27,2%), lạm phát cao và thất thưọng (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp không ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế không ổn định (7%).

Hiện, trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, 31,7% dự kiến thu hẹp sản xuất kinh doanh, 13% giảm quy mô lao động, 10% cắt giảm vốn và có tới 25,5% lưọng trước giảm doanh thu, 27,9% giảm lợi nhuận.

Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 541.103 doanh nghiệp. Trong đó, số đơn vị đang hoạt động chiếm 375.732, doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và chọ giải thể lần lượt là 23.689 và 31.425.

Lãi suất vay vốn vẫn chưa đạt ngưỡng kỳ vọng của doanh nghiệp

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 biến động theo hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước và ba tháng liên tiếp trước đó chỉ tăng thấp ở mức dưới 0,2% theo hướng mức tăng giảm dần.

đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Trong 9 năm qua, đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng tháng sau giảm so với tháng trước. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Doanh nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng đói vốn, khó tiếp cận nguồn vốn.

Hình minh họa. Nguồn: internet.

Ngày 29/6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định số 1289/Qđ-NHNN vêÌ€ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điêÌ£n tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Theo quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tái cấp vốn là 10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điêÌ£n tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 11%/năm.

Quyết định này có hiêÌ£u lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 và thay thế Quyết định số 1196/Qđ-NHNN ngày 8/6/2012 vêÌ€ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điêÌ£n tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Như vậy, các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm 1%/năm, là lần cắt giảm thứ năm liên tiếp kể từ đầu năm. Theo cơ quan này, quyết định được đưa ra trên cơ sở xu hướng giảm của lạm phát và điều kiện cung - cầu vốn thị trường.

Lãi suất ngân hàng đã liên tục giảm nhưng vẫn chưa đạt ngưỡng kỳ vọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn ở trong vòng khó khăn chưa thoát ra được. Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước, các Bộ, ngành tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện các yếu tố chủ yếu sau:

ọ”n định và hỗ trợ lãi suất vay vốn, cải tiến và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến tình hình kinh tế vĩ mô và mong muốn kinh tế vĩ mô sớm ổn đình, ổn định giá điện. đồng thời, cải thiện môi trường pháp lý và hiệu quả giải quyết tranh chấp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến thuế suất và công tác quản lý thuế,...

N.Linh
 

Ý kiến bạn đọc
 

  • Minh Trí (30-06-2012 | 15:50 )

    Trong thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước liên tục nhiều lần hạ mức trần lãi suất huy động đến nay chỉ còn 9% đây là động thái tích cực trong việc ổn tiền tệ và chống lạm phát. Tuy nhiên Ngân hàng nhà nước đến nay chỉ quy định áp dụng trần lãi suất cho vay ưu tiên cho 4 đối tượng mà không áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì việc thực hiện trên chỉ là làm lợi cho các ngân hàng thương mại mà thôi, đó là nguyên nhân dẫn đến lãi khủng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chúng ta biết khi ngân hàng hạ lãi suất trần huy động, đối với các doanh nghiệp đã vàđang vay ngân hàng được xem xét gia hạn nợ, nhưng mức lãi suất cho vay không giảm vẫn duy trì ở mức 20%, chỉ có một số ngân hàng thực hiện giảm mức lãi suất cho vay nhưng không đáng kể ở mức 17% trở lên. Rõ ràng chúng ta thấy mức trần lãi suất huy động 9%, cho vay mức lãi gấp đôi thì đương nhiên ngân hàng lãi khủng là đúng, dân gian thưọng nói ngồi mát ăn bát vàng, Ngân hàng nhà nước cần suy nghĩ "ngân hàng thương mại kinh doanh lãi được hưởng toàn bộ, đến khi phát sinh nợ xấu bắt nhà nước phải chịu là hoàn toàn vô lý".Hiện nay hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong cả nước ta bị nợ nần chồng chất nợ thuế nhà nước, nợ lương công nhân, nợ phải thanh tóan trong hợp đồng đã ký kết vv.. Mặc dù vừa qua Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm, nhưng thực tế các doanh nghiệp cũng không thể nào tiếp cận được nguồn vốn vay. Không có vốn để họat động đã làm tình hình sản xuất bị ngưng trệ, người lao động bị mất công ăn việc làm ,đây là vấn đề trăn trở nổi lo cho các ngành các cấp có trách nhiệm. Có rất nhiều ý kiến, kiến nghị bọ trần lãi suất huy động, thay vì áp trần lãi suất đầu vào, NHNN nên quy định trần lãi suất đầu ra, vừa đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền, vừa tạo điều kiện cho DN vay được vốn với lãi suất phù hợp, việc bọ trần lãi suất là hoàn toàn hợp lý .Nếu Ngân hàng nhà nước kịp thời áp dụng trần lãi suất vay rộng rãi cho tất cả các đối tượng, thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, hạn chế doanh nghiệp phá sản giải thể và ngừng sản suất kinh doanh đang lan rộng diễn ra phổ biến trong phạm vi cả nước hiện nay.

 

Nguồn tin: Người đưa tin

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay7,123
  • Tháng hiện tại59,135
  • Tổng lượt truy cập41,126,938
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây