Việt Nam phải làm vững lòng các đối tác dầu khí

Thứ bảy - 30/06/2012 08:26 1.540 0
Mặc dù rất bận rộn với hội thảo An ninh hàng hải tại biển đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tại Washington (Mỹ) ngày 28.6, nhưng giáo sư Carlyle Thayer (học viện Quốc phòng Australia) vẫn dành thời gian trả lời Sài Gòn Tiếp Thị. Ông nhắn nhủ, Việt Nam cần điều ngay tàu tuần tra của cảnh sát biển tới các điểm mà Trung Quốc lên kế hoạch khai thác, ở vùng đặc quyền kinh tế, để làm yên lòng các đối tác dầu khí của Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer.

Ông nhận định hành động mới này của Trung Quốc như thế nào? Vì sao họ lại thực hiện vào thời điểm này?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng vận động hành lang để Chính phủ Việt Nam không thông qua luật Biển. Khi họ nhận thấy Quốc hội Việt Nam có thể thông qua luật này thì họ đã chuẩn bị một hồi đáp "ăn miếng trả miếng". Hy vọng của Trung Quốc là làm rối các vùng nước mang tính pháp lý (hợp pháp) bằng cách gây ra tranh chấp và làm suy yếu các tuyên bố của Việt Nam về chủ quyền và quyền chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế.

Trung Quốc đang tiến gần hơn tới mục tiêu: khiến cho cộng đồng quốc tế nhầm lẫn về vùng có tranh chấp và không có tranh chấp ở biển đông, ông có đồng tình vậy không?

 

Việt Nam đã tuyên bố và chỉ rõ những lô mà Trung Quốc mọi thầu dầu khí là hoàn toàn phi pháp. đó là khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các hành động của Trung Quốc đang vừa có vẻ tiến, vừa có vẻ lùi. Gần đây Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu về việc cân nhắc lại tuyên bố về đường lưỡi bò. Trung Quốc đã tranh luận rằng mình có chủ quyền với các đảo, đá và các vùng liền kề. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng quả quyết rằng không có nước nào có yêu sách với toàn bộ biển đông. Các hành động mới đây của công ty CNOOC thể hiện cho một sự quay lại với lập luận rằng, Trung Quốc có quyền mang tính lịch sử với toàn bộ biển đông, kể cả nếu có xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển.

Ông có thấy mối liên kết giữa hành động của CNOOC và sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc ở hội nghị Shangri La ở Singapore hồi đầu tháng và sự kiện bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Cam Ranh giữa tháng 6 này?

Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải kết nối tất cả các điểm với nhau. Trung Quốc không có bộ trưởng Quốc phòng đến đối thoại Shangri La bởi vì ông ta cần phải có mặt ở Trung Quốc vì các vấn đề chính trị nội bộ cấp thiết. đó là điều mà Trung Quốc tuyên bố.

Tuy nhiên, không nghi ngọ gì nữa, rõ ràng là bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không muốn đối mặt với chỉ trích về bãi cạn Scarborough. Không một đại diện nào của lực lượng quân đội Trung Quốc can dự, tất cả các tàu của Trung Quốc đều là dân sự. Cuối cùng, Shangri La đã có phiên đặc biệt về biển đông mà ở đó Thượng nghị sỹ Mỹ và bộ trưởng Quốc phòng Philippines đều phát biểu. Trung Quốc thì vẫn phản đối thảo luận đa phương về biển đông.

Còn về bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có thể chỉ trích mạnh mẽ Việt Nam về việc đã chào đón bộ trưởng Panetta nếu ông ta định đến Trung Quốc (mà không đến).

Tình hình căng thẳng sẽ tiến đến mức nào, thưa ông? Và Việt Nam cần phải làm gì, đặc biệt khi Trung Quốc có vẻ càng ngày càng trơ tráo, tiến thẳng đến mục tiêu độc chiếm biển đông?

Tôi nghĩ việc CNOOC mọi thầu 9 lô phải được xem xét như là một chủ ý chính trị. Không công ty dầu khí thương mại lớn nào can dự đến khu vực có tranh chấp. Việt Nam cần phải tiếp tục khẩn trương phái tàu tuần tra từ lực lượng Cảnh sát biển ra biển đông để duy trì sự hiện diện ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, đặc biệt ở các khu vực mà Trung Quốc đã lên danh sách để khai thác.

Các lô dầu của Trung Quốc chồng lấn lên các lô dầu mà Việt Nam đã từng cho phép ExxonMobile và GAZPROM vào. Cả hai công ty này cần được cam đoan lại là các khoản đầu tư của họ được bảo đảm. Các hành động của CNOOC đã tạo nên cuộc chiến mới về ngôn từ. Nhưng chúng không nghiêm trọng như vụ cắt cáp hồi giữa năm ngoái.

Các hành động của Trung Quốc sẽ bị chỉ trích ở diễn đàn Khu vực (AFR) tại Campuchia tháng 7 này. Các hành động của Trung Quốc cũng sẽ giúp củng cố thêm nghị lực của các thành viên ASEAN, các nước còn đang không chắc chắn về việc thảo ra một bộ quy tắc COC. Sự phản ứng của cộng đồng quốc tế cũng sẽ giúp ghìm giữ lại hành động tiếp theo của Trung Quốc.

Ý kiến bạn đọc

VI PHẠM LUẬT PHÁP QUọC TẾ CẦN CÓ TÃ’A ÁN QUọC TẾ GIẢI QUYẾT Trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm "diện tích lớn nhất" và "nhiều quyền lợi nhất" có thể trên các vùng biển đông. Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cải được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ, nếu không bảo vệ được thì toàn bộ diện tích vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của nước ta trên 160.000km2 sẽ bị xâm phạm. Thuận lợi hiện nay là tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (thưọng được gọi tắt là Tuyên bố DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002. đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển đông. đến nay chính thức được các bên công nhận. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. đây là một hoạt động lập pháp bình thưọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Thuận lợi nhất hiện nay là nội bộ Trung quốc các học giả không đồng tình quan điểm, ngày 14/6/2012, hội thảo "Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc" (Tranh chấp Biển đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc, Trung quốc tổ chức. Tại buổi hội thảo nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) ; nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy, Bộ ngoại gia nước ta sớm đưa vụ việc trên báo cáo trước đại hội đồng liên hiệp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các nước trên thế giới biết ủng hộ, nếu Trung quốc vẫn không chấp nhận thì tiếp tục đề nghị Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. đề nghị Nhà nước ta cần có phương án về lực lượng và trang thiết bị cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam, ngăn chặn không cho các đơn vị trúng thầu (nếu có xãy ra) đến khai thác các lô dầu thuộc chủ quyền của nước ta. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay6,050
  • Tháng hiện tại57,420
  • Tổng lượt truy cập41,125,223
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây