Số liệu thống kê của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy, hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường.
Điều đáng nó là nhiều bệnh nhân ăn kiêng quá mức hoặc dùng thực phẩm theo những lời mách nước. Trong khi đó, tiến sỹ - bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, khi điều trị, chế độ ăn uống không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số đường huyết, tránh được biến chứng của bệnh tiểu đường khi nắm rõ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số quan niệm không đúng về bệnh tiểu đường. Tiến sỹ - bác sỹ Ngữ sẽ giải thích và tư vấn cho bạn cách ăn uống đúng.
Quan niệm: Những người ăn nhiều đường hoặc thức ăn ngọt mới có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Sự thật: Theo tiến sỹ - bác sỹ Từ Ngữ, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do cơ thể không sử dụng được đường glucose để tạo năng lượng. Từ đó, lượng đường trong máu của bạn sẽ gia tăng. ọž người khoẻ mạnh, khi ăn thực phẩm nhiều đường, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin để đưa lượng glucose từ máu vào tế bào. Quá trình này giữ cho lượng đượng trong máu ổn định. Còn ở bệnh nhân tiểu đường, insulin tiết ra không đủ hay tác dụng suy giảm khiến lượng đường trong máu tăng cao. Người mắc bệnh thưọng là do di truyền, ít hoạt động hoặc thừa cân, béo phì.
Quan niệm: Người có chỉ số đường huyết cao hoặc bị tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm có vị ngọt như tinh bột, cơm, cháo và bánh mì.
Sự thật: Thức ăn có chỉ số đường GI (Gliycemic Index) cao với thức ăn có vị ngọt là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tinh bột là thực phẩm chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là hoạt động của não và tim.
Tiến sỹ - bác sỹ Từ Ngữ cho biết: "Tôi từng tiếp nhận bệnh nhân kể rằng chị ăn miến dong, khoai sọ thay cơm theo lời mách của một số người. Điều này không đúng vì miến dong và khoai sọ đều có chỉ số GI cao. Hơn nữa, ăn kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể thiếu chất, dẫn đến mắc các bệnh khác. Cảm giác đói cũng dễ khiến bạn ăn những thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng. Điều này càng dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao".
Khi bị tiểu đường phải cân nhắc trong việc ăn uống. (Ảnh minh họa)
Quan niệm: Nước ngọt, bánh kẹo có thể làm tăng lượng GI trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây có vị chua, hạn chế trái cây ngọt.
Sự thật: Bạn nên hạn chế chất béo từ động vật và thức ăn nhanh. Tránh dùng nước ngọt, nước hoa quả đóng hộp, trái cây sấy khô, kẹo, bánh ngọt vì chúng có thể làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Hiện nay, chế độ ăn của nhiều người rất nhiều chất đạm, chất béo, nhưng họ lại ít vận động. đây là các yếu tố dễ dẫn đến thừa cân, béo phì và tiểu đường.
Các loại trái cây có vị chua sẽ có chỉ số GI thấp hơn các loại có vị ngọt. GI của bưởi là 25, táo và lê là 28, dâu là 40, cam là 42. Trong khi đó, GI của đào là 64, dứa là 66, dưa hấu là 72. Chỉ số GI còn phụ thuộc vào độ tươi mới hay đã để lâu và cách chế biến. Lê tươi có GI là 38, còn nước lê đóng hộp là 43. Thực phẩm có GI dưới 55 có lượng đường thấp, GI từ 56 - 69 là trung bình và từ 70 trở lên là cao.
Quan niệm: Người có chỉ số đường huyết cao nên ăn nhiều rau, củ.
Sự thật: đây là quan niệm đúng, nhưng chưa đủ. Tiến sỹ - bác sỹ Từ Ngữ cho biết, tổng năng lượng trung bình cho người mắc bệnh tiểu đường là 1.500 kcal/ngày. Bạn nên chia như sau: 600 kcal cho bữa điểm tâm, 500 kcal cho bữa trưa và 400 kcal vào bữa chiều. Chế độ ăn cần có đủ dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất bột, carbohydrate.
Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây để bổ sung chất sơ, thay gạo trắng bằng gạo lức, bánh mì đen. Nên ưu tiên ăn rau, canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác.