Riêng lần này, một nữ sinh trường THPT đông Quan, Thái Bình đã phản kháng bằng cái chết trên sân trường.
Trách nhiệm của cô giáo đến đâu trong việc nữ sinh nhảy lầu tự tử chắc chắn công an sẽ điều tra làm rõ. Nhưng qua câu chuyện này có rất nhiều điều phải suy nghĩ.
Trong cuộc đọi mỗi người sẽ còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng nữ sinh này đã không thể vượt qua được trở ngại khi ngồi trên ghế nhà trường. Chương trình học luôn quá tải, nhưng phần đông học sinh vẫn không có được những kỹ năng sống cần thiết, những kỹ năng có thể giúp các em vượt lên trở ngại, biết cách tự vệ và biết hành xử đúng. Còn các nhà giáo phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng một bộ phận lớn các nhà giáo lại phải dồn tâm sức không đáng vào những việc không cần thiết để xao nhãng những việc không thể thiếu trong đọi làm nghề. Những nơi đào tạo nhà giáo, những nhà quản lý giáo dục ở cấp phổ thông dưọng như cũng đang đặt sự quan tâm của mình chệch hướng.
Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên, học sinh. Chúng ta cần một cái nhìn rộng hơn. Trước hết, ngành sư phạm cũng cần phải nhìn vào thực tế này để điều chỉnh nội dung đào tạo, trong đó việc cung cấp kiến thức cho giáo sinh không phải là nhiệm vụ số một và duy nhất. đối với học sinh phổ thông, việc dạy các em cách ứng xử, truyền cho các em niềm tin vào cuộc sống quan trọng hơn. Không chỉ hiểu tâm lý học sinh, biết cách thuyết phục mà các nhà giáo phải học lấy lòng kiên nhẫn và độ lượng. Sự phản chiếu điều đó từ thầy, cô giáo mới là bài học quý giá đối với các em học sinh.
Tuy vậy, bên cạnh những yêu cầu khắt khe, các nhà giáo cũng cần được hỗ trợ để giải tọa những áp lực. Trên thực tế có hàng trăm nỗi lo đối với giáo viên, nỗi lo cơm áo gạo tiền khi lương nhà giáo không đủ sống, nỗi lo bị cấp trên khiển trách, nỗi lo phải có thành tích, phải đảm bảo chất lượng. Những nỗi lo biến thành áp lực khiến nhiều thầy cô giáo không kiểm soát được thái độ, hành vi của mình.
Lâu nay, mỗi khi chuyện cô giáo gây tổn thương thân thể, tinh thần của học sinh bị công khai, phần đông dư luận bày tọ sự phẫn nộ đối với các nhà giáo. Cách thể hiện cảm xúc này vô hình trung càng khiến con trẻ bị thương tổn hơn và mất niềm tin vào thầy cô giáo. Từ những câu chuyện đau lòng, cũng phải được xem xét từ chính các em học sinh và môi trường giáo dục trong gia đình. Dựa dẫm, đổ lỗi cho người khác là thói quen hình thành trong một bộ phận học sinh, bởi khi có bất cứ điều gì xảy ra các em cũng không phải chịu trách nhiệm, không phải đương đầu.
Thái độ bất hợp tác và phản giáo dục của nhiều bậc phụ huynh không chỉ làm hại con trẻ mà cản trở mục đích giáo dục của các thầy, cô giáo. Nó thêm một thứ áp lực khiến công việc của những người thầy giống như việc đi trên một con đường chênh vênh giữa hai khoảng sáng, tối, sơ sểnh là trượt ngã.
Vđ¨NH HÀ
à kiến bạn đọc
Cảm ơn
17/01/2012 08:46:05
đọc bài viết, tôi thực sự rất cảm ơn tác giả. Một bài viết nói hộ tâm tư những người thầy. Thầy cô không thể giải bày với ai. Vì có nói cũng chẳng ai nghe. Cấp trên thì xa vợi, mà đâu dễ đổi thay những nếp nghĩ nếp làm đã ăn sâu. Phải có những người dám nghĩ dám làm. Và họ phải là người có chức quyền trong tay. Còn không thì như muối bọ biển, đâu lại vào đấy.
trbaotrung_68
CẦN CHẤN CHọˆNH NGAY PHƯÆ NG PHÃP GIẢNG DẠY VÀ TÃŒNH TRẠNG DẠY THÊM HọŒC THÊM
16/01/2012 15:26:22
Xác định việc dạy thêm học thêm là cần thiết, vì có nhiều em học sinh tiếp thu trong giọ học tại trường một số môn không được hiểu lắm, nhất là các em là học sinh trung bình yếu kém. Do vậy cần thiết có thầy cô phụ đạo thêm để hiểu làm bài tập tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay có một số các thầy cô giáo chưa làm tròn trách nhiệm của mình tại trường, với đạo đức lương tâm nghề mghiệp của một người thầy chưa truyền đạt hết kiến thức của mình cho các em, gợi ý cho các em phải học thêm môn học mình đã dạy, bất kể trình độ học sinh như thế nào, điều kiện hòan cảnh của các em ra sao. Nếu các em không học thêm thì dù làm bài kiểm tra tốt vẫn bị chấm điểm không cao, thậm chí dưới điểm trung bình.
Thực tế có trường hợp học sinh xếp lọai yếu kém, nhưng vừa mới học thêm với thầy cô, lập tức có điểm cao ngay khi làm bài kiểm tra tại lớp. Không biết thực chất việc học tập của các em như thế nào, phụ huynh cũng đành chịu. Các em học sinh hiện nay sợ nhất môn văn, làm bài khó có điểm cao vì sợ bị dưới điểm trung bình, nên cũng xin cha mẹ được học thêm môn này, để không bị điểm dưới trung bình hoặc điểm liệt.
để có thể chấn chỉnh vấn đề nêu trên, Bộ Giáo dục đào tạo cần phải có ngay các biện pháp để chấn chỉnh kịp thời việc dạy thêm học thêm trên phạm vi cả nước. Xin được đề xuất một số giải pháp như sau:
Trước tiên Bộ Giáo dục đào tạo phải có thông báo ngay trong ngành đến các trường phổ thông trong cả nước vụ việc xảy ra tại trường THPT đông quan tỉnh Thái Bình, để cho các thầy cô giáo trong tòan ngành biết, đây là bài học kinh nghiệm trong phương pháp sư phạm, cách truyền đạt, dùng những ngôn từ thiếu tính sư phạm và mang tính chất xúc phạm đến các em. Làm thầy nhưng không hiểu được tâm lý từng lứa tuổi của các em, mặc dù các trường sư phạm các cấp đều được trang bị kiến thức này.
Thứ hai các Sở Giáo dục đào tạo, các phòng giáo dục kiểm tra ngay việc dạy thêm học thêm do cấp mình quản lý có bao nhiêu trường hợp các thầy cô giáo chưa được cấp có thẩm quyền kiểm tra đủ điều kiện để cấp giấy phép hành nghề, nhưng vẫn dạy và báo cáo đề xuất với cấp trên hướng xử lý, biện pháp để chấn chỉnh.
Thứ ba phối hợp với Hội cha mẹ học sinh phản ánh kịp thời đối với các thầy cô giáo bắt buộc các em phải học thêm, mặc dù các em không muốn học. Có thể đặt hòm thư góp ý tại các trường để phụ huynh phản ánh, thực tế hiện nay tâm lý phụ huynh không dám phản ánh, vì sợ thầy cô biết được sẽ trù dập con em mình đang học.
Thứ tư Bộ Giáo dục đào tạo phải kiên quyết xử lý đối với các thầy cô giáo vi phạm đạo đức, lương tâm nhà giáo, ảnh hưởng đến uy tín ngành giáo dục. Tùy mức độ vi phạm ,cần thiết buộc thôi việc, cho ra khơi ngành, hoặc luân chuyển kịp thời đến trường khác mặc dù chưa đủ thời gian phải luân chuyển.
Nếu Bộ Giáo dục đào tạo chỉ đạo kiên quyết trong việc dạy thêm học thêm, tin chắc rằng trong thời gian đến với phương châm học sinh tích cực, giáo viên trách nhiệm, môi trường học thân thiện, ngành giáo dục nước ta sẽ có chuyển biến tích cực.
MINH TRÃ
Cảm ơn tác giả
16/01/2012 13:21:16
Một bài viết rất hay, công tâm. Cảm ơn tác giả. Chúc tác giả năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc và viết nhiều bài như thế này.
PHẠM ANH KIọ†T
Phải biết cả "dạy" lẫn "dỗ"
16/01/2012 11:26:13
Ngôn ngữ Việt Nam rất hay. Nói về giáo dục luôn có một cặp từ "dạy dỗ". đây không phải là từ điệp hay từ lặp do quen miệng mà thực sự là hai hành động: "dạy" và "dỗ". Biết "dạy" mà không biết "dỗ" thì sự giáo dục sẽ trở thành ép buộc, hà khắc. Biết "dỗ" mà không biết "dạy" thì sự giáo dục sẽ trở thành sự chiều chuộng vô lối, làm hư con trẻ. Vì thế, phải vừa biết "dạy", vừa biết "dỗ" thì sự giáo dục mới thành được.