Ban Dân tộc - HđND tỉnh: Kiểm tra công trình chợ trung tâm xã Cư Knia
Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo của Ban dân tộc tỉnh và UBND huyện đã tới kiểm tra hiện trạng công trình chợ xã Cư Knia cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến công trình này bị bọ hoang trong suốt thời gian qua. được biết, chợ Trung tâm xã Cư Knia được xây dựng từ năm 2007, với diện tích 4.000m2, tổng kinh phí đầu tư xây dựng trên 500 triệu đồng- từ nguồn vốn thuộc chương trình 135 của Chính Phủ cùng với ngân sách của tỉnh và huyện. Theo thiết kế, việc xây dựng chợ tại khu vực thôn 2 sẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong việc trao đổi hàng hóa, thúc đẩy quá trình giao thương trong xã. Tuy nhiên, thực tế đã có một số hộ đăng ký kinh doanh, nhưng khi chợ đi vào hoạt động thì không có khách mua nên phải bọ cuộc.
Tại buổi làm việc với UBND xã Cư Knia các đồng chí lãnh đạo của Ban Dân tộc HđND tỉnh và huyện đã được nghe báo cáo của chính quyền địa phương về phương án xin chuyển đổi chợ thành Trung tâm văn hóa xã. Theo đó, trước yêu cầu thực tế của địa phương việc giao thương buôn bán tại khu vực chợ trung tâm xã là rất khó khăn. Giải thích về nguyên nhân vì sao người dân và các tiểu thương không vào chợ để kinh doanh, buôn bán, ông Ngôn Hữu Tình- Phó CT UBND xã Cư Knia cho biết: nhân dân trong xã còn nghèo, sức mua thấp khiến các hộ kinh doanh không mặn mà với việc họp chợ. Bên cạnh đó, theo thói quen nên người dân thưọng sang chợ xã đắk Rông chỉ cách một cây số". Mặc dù UBND xã đã có phương án khắc phục tình trạng trống vắng này bằng cách cho đấu giá khu đất quanh chợ để xây ki-ốt và lấy tiền đầu tư các công trình điện, nước, nhà vệ sinh của chợ. Tuy nhiên, điều này vẫn không chưa khả quan.
(Ông K' Thanh - Trưởng Ban Dân tộc - HđND tỉnh - (bên trái) - Ông: Trương Thanh Tùng - PCT UBND huyện Cư Jút - (bên phải)
Phát biểu tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo huyện cũng cho biết: để tránh gây lãng phí ngân sách, UBND huyện đã có chủ trương cho chuyển công năng của chợ sang mục đích xây dựng điểm vui chơi giải trí và làm nhà văn hóa cộng đồng, nhà học tập cộng đồng…Tuy nhiên, để việc chuyển đổi mục đích này phải gắn liền với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là phải có sự thống nhất của nhân dân. đối với yêu cầu thực tế của xã Cư Knia thì việc chuyển đổi chợ sang nhà văn hóa là một việc làm cần phải tính đến phương án lâu dài. Do đây là địa phương có đông người đồng bào dân tộc thiểu số, đọi sống và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế và không đồng đều. Tuy nhiên, cứ để công trình này bọ hoang như vậy sẽ càng lãng phí hơn là thực hiện phương án chuyển đổi.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông K Thanh- Trưởng Ban Dân tộc- HđND tỉnh cho biết: việc xây dựng chợ xã ở đắk Nông không tính đến nhu cầu thực tế đã gây lãng phí, kém hiệu quả trong khi các địa phương đang rất thiếu vốn đầu tư cho những công trình dân sinh bức thiết khác. Việc xây dựng chợ tại khu dân cư cho bà con dùng làm nơi thu mua nông sản, trao đổi hàng hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, xây chợ xong rồi bọ đó vừa lãng phí tiền của nhà nước, vừa trở thành bãi tập kết rác và làm mất vệ sinh ở khu dân cư. Do vậy, chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước chuyển đổi công trình chợ Trung tâm xã Cư Knia theo phương án ổn định và lợi ích mang lại cho nhân dân.
Hy vọng, qua đợt kiểm tra, giám sát và nghiên cứu kỹ lưỡng của các cấp, các ngành công trình chợ Trung tâm xã Cư Knia sẽ được chuyển đổi mục đích một cách hợp lý nhất, từng bước khắc phục được tình trạng lãng phí nguồn đầu tư của Nhà nước ./.
Nguồn tin: Đài truyền thanh huyện Cư Jút