Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Công Hùng cho rằng trong khi bệnh viện tuyến trên luôn quá tải thì ngược lại tuyến dưới vắng bóng người bệnh. Do vậy, cần xem lại năng lực công tác y tế dự phòng hiện nay; đồng thời bàn tính, xem xét kỹ trong việc đưa bệnh viện quận, huyện về sở quản lý… Theo ông Hùng, trong chương trình "Lắng nghe và trao đổi" dự kiến thực hiện vào đầu tháng 4 tới, sẽ đưa vấn đề quá tải bệnh viện ra bàn bạc.
Theo TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, năm 2011, bệnh viện tiếp nhận hơn 1,6 triệu lượt trẻ khám bệnh, tăng 104,8% so với năm 2010. Hiện nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000-7.000 lượt bệnh nhi. Số lượt khám và nhập viện tăng 107%. Theo quy định, diện tích chuẩn là phải từ 60 - 90 m2/giưọng bệnh, trong khi tại bệnh viện này chỉ được 15 m2/giưọng.
Ng.Thạnh
Bọ˜ Y TẾ SỊM CÓ GIẢI PHÃP đọI VỊI Bọ†NH VIọ†N QUà TẢI HIọ†N NAY
Hiện nay tình trạng ở các bệnh viện bị quá tải nhất là các bệnh viện của trung ương tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, Chợ Rẫy, Việt đức, Nhi đồng vv... . Nguyên nhân trong thời gian vừa qua một số bệnh viện ở các tỉnh trình độ chuyên môn của y, bác sĩ trong quá trình điều trị chẩn đoán bệnh không chính xác, nên dẫn đến cái chết của bệnh nhân; hoặc có trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, người nhà phải đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng thái độ của y bác sĩ thiếu sự quan tâm đến bệnh nhân, chẩn đoán điều trị không chính xác, không kịp thời, dẫn đến cái chết của bệnh nhân, đã làm cho người nhà của bệnh nhân bức xúc, thiếu kiềm chế, đã có những hành động ẩu đả với y bác sĩ tại bệnh viện. Các vụ việc trên đã được báo đài phản ánh, nhưng đến nay cũng chưa khắc phục được. Có nhiều vụ các cơ quan pháp luật phải vào cuộc, ra quyết định khởi tố vụ án và đã đưa ra xét xử. Trong khi đó tại các bệnh viện trung ương người dân theo dõi, thấy có rất nhiều ca bệnh nhân rất nặng nghĩ rằng khó qua khọi, nhưng khi đưa vào các bênh viện trung ương đã được chữa khọi, vì vậy đã làm tăng niềm tin của người dân đối với các bệnh viện này. Chính vì vậy người dân thiếu sự tin tưởng với trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện của địa phương, nếu phát hiện người nhà có bệnh, gia đình cố gắng đưa người bệnh vào các bệnh viện tuyến trung ương để khám và điều trị, do vậy các bệnh viện trung ương bị quá tải là điều tất nhiên. để có thể khắc phục giảm tải hiện nay ở các bệnh viện trung ương, đề nghị Bộ y tế nghiên cứu sử dụng các bệnh viện khu vực hiện nay như bệnh viện khu vực Đăklăk, bệnh viện khu vực bắc Quảng Bình, bệnh viện khu vực Phú Thọ vv… đây là bệnh viện trung tâm một số tỉnh, làm cơ sở 2 cho bệnh viện trung ương; có thể bệnh viện khu vực Đăk Lăk là cơ sở 2 của bệnh viện Chợ Rẫy vv… Có như vậy bệnh nhân sẽ được điều trị tại các bệnh viện khu vực này, chắc chắn sẽ giảm tải đối với các bệnh viện trung ương đóng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. để có thể thu hút các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao đang công tác ở các bệnh viện trung ương, luân chuyển về công tác tại các bệnh viện khu vực trong một thời gian nhất định, đề nghị Bộ y tế nên có chế độ đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ y bác sĩ kể cả luân chuyển và tại chỗ, như quy định phụ cấp khuyến khích hưởng từ 50 đến 100% lương được trích từ nguồn viện phí để cho họ yên tâm công tác vv... Nếu có cơ sở 2 của bệnh viện trung ương, thì đội ngũ y bác sĩ ở các bệnh viện khu vực có điều kiện thực tập đào tạo nâng cao tay nghề tại bệnh viện trung ương tại cơ sở chính. đối các bệnh viện khu vực, đề nghi Bộ y tế quan tâm đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, để phục vụ cho việc khám chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân được chuẩn xác. MINH TRÃ
để giảm quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện trung tâm thành phố, Bộ Y tế đã đưa ra chương trình 1816 để hỗ trợ về chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới đó là một công việc cần làm nếu như các bệnh viện tuyến trên đưa bác sĩ có kinh nghiệm, giải quyết được các trường hợp mà tuyến dưới không làm được thì sẽ giải quyết được một nguồn bệnh rất lớn nhưng nếu chỉ để báo cáo thành tích các bệnh viện tuyến trên cử các bác sĩ chưa có kinh nghiệm sẽ là vấn nạn của các bệnh viện tuyến dưới (người tại chỗ không học được các kỹ thuật cao, không giải quyết được các bệnh hiểm nghèo ...). Các trường đào tạo ra một nguồn lực rất mạnh cho ngành y tế chứng tọ rằng ngành y tế không thiếu nhân sự (nhưng chuyên môn giọi thì thiếu đó là một nghịch lý) các vùng sâu vùng xa khi học xong tại TpHCM, Hà Nội các cơ sở Y tế nên trả họ về nơi cư trú). TpHCM đất hẹp người đông trong khi đó những người được đào tạo chính quy thì không trở về quê hương để phục vụ người dân tại địa phương sinh sống giúp cho dân quê mình (đó chính là y đức. Những người quản lý nguồn nhân lực của ngành Y tế nên có chính sách để sử dụng nhân tài.