Báo nước ngoài: Việt Nam đứng đầu đông Nam Á về tàu ngầm

Thứ năm - 06/09/2012 07:55 1.326 0
Trên tạp chí "Tin tức Á Âu", chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (Singapore) cho rằng, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Việt Nam mà Nga vừa hạ thủy đã "làm thay đổi hoàn toàn sự cân bằng hải quân trong khu vực".

 

Trong bài viết có tiêu đề "Chiếc tàu ngầm Kilo mới của Việt Nam - Kẻ làm thay đổi cuộc chơi hải quân trong khu vực", chuyên gia Koh Swee Lean Collin đã viết:

Tuần này, công ty đóng tàu Admiralty sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên chạy bằng diesel và điện cho Việt Nam theo một thọa thuận mua 6 tàu loại này đã được kí từ năm 2009, đánh dấu một mốc quan trọng trong khả năng dưới biển của Hà Nội. Nếu việc chạy thử nghiệm được tiến hành đúng lịch trình thì đến cuối năm 2012, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên sẽ được hoạt động, sớm hơn nhiều so với dự kiến vào năm 2014. Và đến năm 2018, quân đội Việt Nam tổng cộng sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại này.

Báo nước ngo� i: Việt Nam đứng đầu đông Nam Á về t� u ngầm

Ảnh mặt cắt "nội thất" của chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam.

Chương trình tàu ngầm là một phần quan trọng để hiện đại hóa lực lượng của quân đội Việt Nam từ những năm 1990. Khi nó được tuyên bố lần đầu tiên vào năm 2009, một làn sóng tin tức tràn lên khắp các phương tiện truyền thông khu vực, điều này sẽ làm thay đổi sự cân bằng lực lượng hải quân của khu vực.

Khó tạo ra cân bằng hải quân Việt - Trung

Về số lượng, quân đội Việt Nam không thể đuổi kịp sự phát triển hải quân của Trung Quốc do ưu thế kinh tế lớn của Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu ngầm khá hoành tráng, sẵn sàng nới rộng khoảng cách về số lượng không chỉ với Việt Nam mà còn với cả những nước có tàu ngầm hoạt động trong khu vực.

Khả năng mới dưới biển của Việt Nam không phải đối trọng với sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc tại biển đông. Vì Trung Quốc đã trang bị tàu ngầm lớp Kilo từ những năm 1990 nên đội tàu mới của Việt Nam sẽ không tạo ra những bất ngọ mới.

Tuy vậy, những tàu Kilo của Việt Nam vẫn sẽ khiến các nhà hoạch định hải quân Trung Quốc phải lo ngại, phải xem xét lại khả năng của Việt Nam ở dưới biển. Nhưng khi được đặt bên cạnh tổng thể phát triển tàu ngầm của Trung Quốc, thì khả năng của tàu ngầm Việt Nam khó tạo ra thách thức quá lớn đối với vị trí của Trung Quốc trong việc cân bằng lực lượng hải quân.

Báo nước ngo� i: Việt Nam đứng đầu đông Nam Á về t� u ngầm

Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc.

Nhưng làm thay đổi cuộc chơi trong khu vực đông Nam Á

Trước khi Việt Nam mua tàu ngầm Kilo, hải quân của các nước đông Nam Á khác đã mua một vài tàu ngầm. Indonesia và Malaysia vẫn luôn phải đối mặt với khả năng yếu kém về tàu ngầm mới mua trong một vùng lãnh hải rộng lớn của mình. đến năm 2018, khi tất cả các tàu ngầm Kilo được biên chế, Việt Nam sẽ có khả năng tập hợp lực lượng dưới biển lớn nhất trong khu vực. Nhưng rất có khả năng các nước đang có tàu ngầm hoạt động trong khu vực cũng sẽ củng cố, nâng cấp đội tàu ngầm của họ trong thập kỉ này.

Tàu ngầm Kilo được các nhà bình luận phương Tây gọi là "Hố đen" của đại dương bởi chúng được trang bị công nghệ chống ồn tuyệt vọi khiến đối phương rất khó phát hiện. Tuy có hệ thống trang thiết bị trên tàu khá tương đương những chiếc Kilo của Indonesia và Malaysia nhưng tàu ngầm của Việt Nam trở nên nổi bật và ưu thế hơn nhọ có thêm hệ thống phóng tên lửa hành trình dưới nước Klub-S theo hợp đồng đã ký với Nga hồi năm 2009.

Những hệ thống trên lửa Klub có loại biến thể chống tàu (hướng dẫn thiết bị đầu cuối) và tấn công mặt đất (với việc điều hướng quán tính). đến nay, trong số các nước đông Nam Á có hải quân trên biển, không nước nào có khả năng tấn công mặt đất khi kết hợp với một cơ sở tàng hình như tàu ngầm, sự kết hợp này cho phép hướng họa lực một cách kín đáo đến vùng nội địa của nước khác. Điều này cho thấy một khả năng bất ổn của khu vực.

Theo Rosoboronexport, trong lượng vũ khí của Nga xuất khẩu trong tháng 7/2011, những chiếc tàu Kilo bán cho Việt Nam sẽ được thiết kế theo dạng tiêu chuẩn, trong khi hệ thống Klub-S cung cấp cho họ lại là loại biến thể.

Thách thức cho quân đội Việt Nam

Nhưng việc mua các tàu ngầm này cũng thể hiện ý định của Việt Nam muốn thành lập một hạm đội có khả năng hoạt động dưới biển, khắc phục những thiếu hụt tồn tại từ thời Liên Xô cũ nhằm đạt được sự cân bằng trong lực lượng hải quân. Sáu chiếc tàu ngầm Kilo khi hoạt động khiến hải quân có thể hiện diện liên tục trên biển.

Quân đội Việt Nam cũng đã nỗ lực không chỉ ở lĩnh vực máy móc công nghệ, mà còn ở cơ sở hạ tầng cần thiết, và nguồn nhân lực.

Trong năm 2010, Việt Nam đã tìm sự giúp đỡ của Nga để xây dựng căn cứ tàu ngầm ở càng Cam Ranh, gần đây thì kí kết thọa thuận đào tạo với Ấn độ để tập luyện cho tàu Kilo này.

Dù có đội tàu ngầm nhưng Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh việc giám sát trên không, trên biển và duy trì sự hiện diện của hải quân tại những vùng trọng điểm của quốc gia như vùng biển đông. Với 6 tàu Kilo hoạt động vào năm 2018, Việt Nam nên xem xét khả năng cứu trợ tàu ngầm và hợp tác với hải quân các nước trong khu vực. Điều này còn phụ thuộc vào cả ý chí chính trị và tiềm lực kinh tế của Việt Nam.

Hòa Phong

Nguồn tin: infonet.vn

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,268
  • Tổng lượt truy cập41,254,869
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây