Những con vật được mệnh danh là "chúa lười" |
Mặc dù thuật ngữ "procrastination" mới xuất hiện gần đây, năm 1992, nhưng bản thân căn bệnh thì có lẽ đã xuất hiện đồng thời với loài người. Những rối loạn hành vi kiểu như chứng trì trệ đã được ghi lại trong các văn bản cổ.
Bởi bệnh trì trệ gây thiệt hại to lớn cho nhân loại nên các nhà khoa học từ lâu đã cố tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị. Cũng đã có nhiều hội nghị, hội thảo về bệnh lười đã được tổ chức nhưng chưa một hoạt động nào thu được thành công bởi nhiều người đã đăng ký tham gia nhưng không đến dự bởi chính họ cũng… mắc chứng trì trệ. Việc nghiên cứu procrastination còn gặp khó khăn bởi chúng ta hiện chưa hình dung ra mô hình sống của căn bệnh này.
Tuy vậy việc nghiên cứu căn bệnh cũng đã đạt được một số tiến bộ nhất định. Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nguyên nhân của bệnh lười thuộc về phần não trước trán chịu trách nhiệm về các chức năng hành vi và nhận thức phức tạp của con người, trong đó có việc lập kế hoạch và lưu tâm thực hiện kế hoạch. Bệnh lười khó chữa một phần cũng là do người bệnh không ép được bản thân mình uống thuốc đều đặn mỗi ngày.
Theo tọ báo mạng Ya.Lentyaj, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra con số đáng báo động: Gần 96% số người trên Trái đất từng trải qua ít nhất một giai đoạn của bệnh trì trệ và 52% bệnh nhân vấp phải những vấn đề nghiêm trọng mỗi ngày. Căn bệnh này đặc biệt phổ biến ở giới quản lý tầm trung - những người thưọng tìm cách trốn chạy sự buồn chán trong công việc bằng cách ngồi lỳ trước máy tính để vào các mạng xã hội.
Thông tin mới nhất: Một nhóm các nhà khoa học Nga dưới sự bảo trợ của tập đoàn ROSNANO đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh trì trệ mang tính đột phá. Tin này ngay lập tức được đăng lại trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature.
Mấu chốt trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nga là thiết bị cảm biến điện tử nano có tên gọi SHILO. Thiết bị này được cấy vào mông phải của người bình thưọng và mông trái của người thuận tay trái. Thiết bị này được cài đặt cơ chế là khi người bệnh không thực hiện kế hoạch đã định thì nó nhận ra qua sự thay đổi hoạt động của phần não trước trán và ngay lập tức kích hoạt cảm giác… ngứa mông. Cơn ngứa rất khó chịu và chỉ chấm dứt khi người bệnh làm xong phần việc của mình. Kết cục là ở người bệnh hình thành phản ứng có điều kiện và nó buộc thân chủ phải thực hiện kế hoạch đã định nhanh và đúng hạn. Cùng với năng suất lao động tăng thì các mối quan hệ xã hội của những người được gắn chíp SHILO cũng mở rộng và sự tự đánh giá bản thân cũng được nâng cao.
Do thiết bị SHILO không phải là thuốc nên nó không gây nghiện và cũng không tốn kém vì chỉ cần mua một lần. Ngoài ra SHILO còn được dùng để "tiêm phòng" cho người bình thưọng hoặc những ai mắc bệnh lười ở mức độ nhẹ. Trong tương lai thiết bị cảm biến điện tử này còn có thể được dùng như một dạng vắc xin phòng bệnh cho tất cả mọi trẻ em cùng với vắc xin phòng cúm, lao, uốn ván…
Tuy nhiên SHILO cũng gây phản ứng phụ. Chẳng hạn, một số người quá nhạy cảm với cơn ngứa nên không thể ngừng làm việc khi kế hoạch đã hoàn thành, họ lao động quên ăn quên ngủ nên sức khọe bị giảm sút, thần kinh căng thẳng. Hiện tại các nhà khoa học chưa giải quyết được vấn đề này nhưng một giải pháp tạm thời đã được tìm ra - cấy thiết bị điện tử khác có tên là KLEI vào mông người bệnh. Khi người bệnh làm việc quá sức thì thiết bị thứ hai liền vô hiệu hóa phản ứng gây ngứa của SHILO.
Thông tin nói trên làm sống dậy hy vọng của những người mắc bệnh lười. Một số người đã vội vàng tìm kiếm cơ hội được cấy SHILO. Nhưng họ đã sớm chuốc phải niềm thất vọng ê chề. Bởi sự thật là khoa học vẫn đang thúc thủ trước chứng bệnh trì trệ. Cái gọi là "thành tựu y học vĩ đại ở Nga" chỉ là… tin cá tháng tư thành công nhất của năm 2012 mà thôi!
Dũng Minh (theo Ya.Lentyaj và Nature)
Nguồn tin: Theo Tamnhin.net