Phía sau những vụ cháy xe

Thứ sáu - 15/06/2012 03:55 1.369 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Tác giả bài viết hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành nhiên liệu tái tạo tại Viện Công nghệ Bandung (Indonesia) và đại học Hokkaido (Nhật Bản). Bài viết này được anh gửi từ Nhật với mong muốn chia sẻ nhiều gợi mở hữu ích.

 

Không thể dễ dàng đồng ý với kết luận của Cục quản lý chất lượng sản phẩm - hàng hóa, (Bộ Khoa học và Công nghệ) rằng "xăng không phải là nguyên nhân gây cháy xe" khi chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm sáu chỉ tiêu là trị số octane, hàm lượng lưu huỳnh, áp suất hơi, hàm lượng oxy, metanol và nước.

Một số tính chất ảnh hưởng đến cháy nổ bất thưọng chưa được xem xét như thành phần cấu tạo nhiên liệu, điểm cháy, nhiệt độ tự cháy… Cơ chế xảy ra sự cháy nổ là do một số chất tồn tại trong xăng có khả năng làm biến tính, biến chất các vật liệu cao su, nhựa trong hệ thống nhiên liệu của động cơ, làm cho nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao, xuất hiện tia lửa thì nhiên liệu rò rỉ sẽ phát sinh thành ngọn lửa. Một số chất có khả năng gây ra biến tính, biến chất các vật liệu cao su, nhựa nói trên là cồn ethanol hoặc methanol và các hydrocacbon thơm.
 
Hiện trường một vụ xe cháy
 
1. Cồn ethanol hoặc methanol. Có giả thuyết xăng giả là do có trộn ethanol hoặc methanol. Về lý thuyết thì đúng, nhưng cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Nếu pha ethanol hoặc methanol vào xăng thì độ tinh khiết của chúng phải trên 99%, nhưng với yêu cầu như vậy thì giá thành sẽ cao hơn xăng thông thưọng. Nếu dùng ethanol hoặc methanol nồng độ thấp pha vào xăng thì lượng nước trong cồn sẽ không hòa tan vào xăng, làm cho môi trường chất lọng không đồng nhất và có thể nhận biết được bằng mắt thưọng.

- Ngay cả khi sử dụng ethanol hoặc methanol 99% để pha vào xăng, nếu cách hòa trộn, bảo quản và vận chuyển không tốt thì sau một thời gian ngắn, dung dịch có thể bị đổi màu, tách pha, đóng váng…

Từ đó có thể thấy, nếu sử dụng ethanol hoặc methanol để tăng chỉ số octane của nhiên liệu thì các cây xăng nhọ lẻ khó có thể thực hiện được, mà chỉ có thể xảy ra ở các công ty đầu mối, tổng kho hay doanh nghiệp xăng dầu lớn. Do đó, chỉ cần kiểm tra các cây xăng của tất cả công ty đầu mối.

Bên cạnh đó, nên liên hệ với những công ty nước ngoài bán nhiên liệu cho các công ty đầu mối ở Việt Nam để nắm bắt chính xác các thông số kỹ thuật của nhiên liệu.


Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể sử dụng xăng pha 10% ethanol cho ôtô mà không cần thay đổi hệ thống nào. Như vậy, thủ phạm gây hư họng các thiết bị của động cơ chủ yếu là do methanol.
Trước khi làm các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của ethanol hoặc methanol gây cháy nổ xe, cần biết làm rõ chúng có tồn tại trong xăng hay không. Dưọng như chưa có tổ chức hay cá nhân nào khẳng định rằng nguyên nhân cháy nổ xe hiện nay là do ethanol hoặc methanol có trong xăng. đó là điều hết sức nghịch lý!

Một công ty chuyên cung cấp hóa chất ở TP Hồ Chí Minh cho biết giá bán sỉ, giao hàng tại nhà của ethanol là 29.000 đồng/kg (nếu mua trên 200 lít, tương đương 160 kg), giá bán methanol rẻ hơn nhiều, chỉ 11.000 đồng/kg (khoảng 9.000 đồng/lít) với độ tinh khiết khoảng 98%. Các sản phẩm này có xuất xứ từ Trung Quốc.

Với giá rẻ như vậy, có thể một số người bán xăng trên vỉa hè mua methanol về pha vào xăng bán để kiếm lời. để hạn chế hiện tượng đổi màu, tách pha, đóng váng như đã nêu, người bán có thể hòa trộn từng ít một, bán đến đâu hòa trộn đến đó.

Tọ· lệ hòa trộn methanol cao hay thấp tùy thuộc vào lòng tham của người bán, nhưng hậu quả nhãn tiền là các vật liệu cao su, nhựa của hệ thống nhiên liệu sẽ bị hủy hoại rất nhanh.

Muốn xác minh khả năng này, các cơ quan chức năng nên kiểm tra các mẫu xăng bán rong trên vỉa hè. Người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc mua xăng trên vỉa hè, trong trường hợp buộc phải mua thì nên quan sát xem có hiện tượng bất thưọng của xăng không.

Nếu gần đây đã sử dụng xăng bán trên vỉa hè thì nên kiểm tra các chi tiết bằng cao su, nhựa của hệ thống nhiên liệu.

2. Các hydrocacbon thơm. Chất dùng để pha trộn này có khả năng làm phồng các vòng đệm cao su và các vật liệu bằng nhựa của hệ thống nhiên liệu, làm cho nhiên liệu rò rỉ ra ngoài.

Cho dù các chi tiết được sản xuất với chất lượng cao (như ở xe chính hãng của Nhật, đài Loan) thì vẫn không thoát được hiện tượng cháy nổ. Điểm cháy của các hydrocacbon thơm rất thấp, chỉ vài chục độ C, thậm chí vài độ C.

Do đó, khi nhiên liệu lọt ra ngoài, ở điều kiện nhiệt độ môi trường bình thưọng mà có tia lửa thì trong một thời gian rất ngắn cũng có thể phát sinh ngọn lửa. Điều này giải thích tại sao một số xe đang dừng hay vừa mới chạy qua một quãng đường ngắn cũng phát cháy.

Các hydrocacbon thơm khi cháy trong động cơ có xu hướng tạo ra nhiều muội than và đây chính là thủ phạm làm tăng nhiệt độ động cơ lên rất cao so với bình thưọng. Lý do là hoặc chúng tạo ra bức xạ nhiệt rất lớn trong quá trình cháy, hoặc muội than cháy không hết, bám vào vách xilanh, làm giảm khả năng truyền nhiệt qua vách xilanh.

Nhiệt độ tự cháy của xăng là 250-280 độ C. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh khu vực rò rỉ nhiên liệu đạt đến ngưỡng nhiệt độ này thì nhiên liệu sẽ tự bốc cháy mà không cần đến tác động của tia lửa.

Trên thực tế, nồng độ hydrocacbon thơm trong nhiên liệu thay đổi trong một khoảng rất lớn, từ vài phần trăm đến trên 20% tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Một điểm rất quan trọng cần lưu ý là hydrocacbon thơm có tác dụng làm tăng chỉ số octane của xăng, do đó nếu người mua hàng chỉ đặt nặng tiêu chí về chỉ số octane thì rất dễ bị các nhà sản xuất khai thác khía cạnh này để tối đa hóa lợi nhuận.

Hiện nay các nước tiên tiến hạn chế nồng độ hydrocacbon thơm trong nhiên liệu không chỉ do những nguy hiểm kể trên, mà còn do các hydrocacbon thơm cháy không hết, muội than hình thành sau khi cháy thoát ra ngoài môi trường sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến sức khọe của con người (khói đó mang mầm mống của bệnh ung thư).

Do không có điều kiện thực hiện các phân tích, nghiên cứu thực địa, song dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm tích lũy của bản thân, người viết mong rằng những ý kiến trong bài viết này có thể đóng góp một cái nhìn đa chiều nhằm tìm ra nguyên nhân thực sự đã gây ra các vụ cháy nổ ôtô, xe máy vừa qua, từ đó ngăn chặn kịp thời tình trạng nguy hiểm này.
 

Theo Họ’NG đọ¨C THÔNG (DNSG)

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,137
  • Tổng lượt truy cập41,235,738
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây