Bởi vậy, việc tìm hiểu bản chất, biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị là những kiến thức cần thiết cho những ai đang mắc phải chứng bệnh oái ăm này.
Nguyên nhân của bệnh nghiến răng
Nha sĩ Matthew Messina - phát ngôn viên cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha Khoa Mỹ - nói: “Vì một số lý do, răng chúng ta có thể không vừa vặn với cơ thể hoặc răng mọc nhầm chỗ - nơi mà các cơ bị chèn ép. Vì vậy, cơ thể sẽ cố loại bỏ những chiếc răng “khó ưa” này bằng cách nghiến để bào mòn chúng. Dần dần, “gã” cơ thể khổng lồ sẽ chiến thắng vì chúng ta có dư sức mạnh để nghiền nứt răng".
Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do ban ngày bạn có dấu hiệu căng thẳng, đến đêm cơ thể sẽ có phản ứng co cơ bằng cách nghiến răng để giải toả sự dồn nén đó. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân phổ biến. Nhiều nguyên nhân khác như do tư thế ngủ, tai nạn tác động lực mạnh vào cằm hoặc nhai vật cứng làm lệch răng cũng có thể dẫn đến chững bệnh “gây ồn ào” này. Bởi có rất nhiều nguyên nhân phức tạp như vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu rõ trường hợp bản thân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nha sĩ khuyên bạn nên bỏ cà phê, rượu để hạn chế chứng nghiến răng
Chẩn đoán
Một chẩn đoán chính thức của bệnh nghiến răng là nó xảy ra khoảng 3 ngày hay hơn trong một tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng.
Cách điều trị
Sau đây là các lời khuyên hữu ích của nha sĩ Messina dành cho những ai đang mắc phải căn bệnh này:
1. Bỏ cà phê và rượu
Nha sĩ Messina cho biết: “Mục tiêu là làm thư giãn và làm giảm hoạt động các cơ để chữa bệnh nghiến răng về đêm. Cà phê và rượu thì lại có tác động ngược lại: Chất caffeine và rượu gây căng thẳng đầu óc.”
2. Áp khăn ấm vào hàm khi ngủ
Với trường hợp nghiến răng do bị lực mạnh tác động lên hàm và răng (như bị một cú đấm vào hàm), một miếng gạc hay khăn ép vào hai bên xương quai hàm có thể hữu ích với bạn.
3. Tham gia một lớp thiền hoặc yoga
Matthew Messina khuyên: “Thiền hoặc yoga giúp giảm căng thẳng và co cơ, vì vậy sẽ là phương pháp giảm thiểu tốt việc nghiến răng”.
4. Đến nha sĩ để được lắp dụng cụ bảo vệ hàm và không nên tự mua ở quầy thuốc
Nếu đến quầy thuốc để mua, bạn sẽ thiếu các chẩn đoán chuyên môn về trường hợp của mình. Nha sĩ Messina giải thích: “Chúng tôi cần nhìn vào vết cắn và cơ hàm để hiểu rõ về tình trạng bạn đang mắc phải, sau đó mới thiết kế một dụng cụ bảo vệ hàm phù hợp cho riêng bạn. Không có một phương pháp điều trị chung nào cho tất cả các trường hợp”.
Nguồn tin: NLĐ Online