Bọ hay giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Thứ ba - 19/06/2012 08:50 1.566 0
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lên đến 99% ở nhiều địa phương các năm qua khiến nhiều người cho rằng nếu ai cũng đỗ thì không nên tổ chức thi nữa

Khi vụ clip ném "phao" thi ở Bắc Giang vỡ lở, nhiều người cho rằng nên bọ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì nó không trung thực, thiếu thực chất, ngành GD-đT còn nặng việc chạy theo thành tích… PGS Văn Như Cương cho biết nhiều người nói với ông rằng 99% thí sinh đỗ tốt nghiệp thì không cần phải có một kỳ thi vất vả, căng thẳng như vậy. Ví như ăn một thúng gạo, nếu có 1-2 hạt thóc thì không đến mức phải đổ ra xay lại. Vì vậy, không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quy mô quốc gia.
PGS Văn Như Cương khẳng định ông không đồng ý với quan điểm bọ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ông cho rằng chủ trương thi toàn quốc như hiện nay là rất sai lầm, Nhà nước bọ ra rất nhiều tiền của nhưng tiêu cực, thậm chí tiêu cực nghiêm trọng, vẫn xảy ra. Do đó, cần cải tiến kỳ thi sao cho nhẹ nhàng, đơn giản. Nhiều người lo lắng rằng trong một kỳ thi toàn quốc mà tiêu cực còn diễn ra ngang nhiên, nghiêm trọng như ở Bắc Giang, nếu giao cho các địa phương thì tình trạng tiêu cực còn nặng nề đến đâu? Theo PGS Văn Như Cương, phải đặt vấn đề về năng lực quản lý của Bộ GD-đT ở mức độ nào.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-đT Nguyễn Vinh Hiển, nhiều ý kiến cho rằng cứ thi xong tốt nghiệp là biết trước được kết quả, như thế thì không nên tổ chức nữa nhưng mục đích thi không phải để đánh trượt thí sinh. "đánh giá hiệu quả một kỳ thi bằng bao nhiêu em trượt là không phải, mà ở chỗ có sát với chất lượng học tập của thí sinh hay không, hay kỳ thi có tác động ngược trở lại, giúp cho việc học và thi của năm nay có đổi mới hay không, nâng cao chất lượng qua từng năm hay không…" - ông Hiển nhấn mạnh.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cũng cho rằng không thể bọ kỳ thi tốt nghiệp THPT. "đã học thì phải kiểm tra và thi nhưng hình thức thi như thế nào thì phải khoa học, thực tiễn. Nhiều học sinh bây giọ không chịu học, chỉ lo "chạy". Nếu mọi người cứ dùng thủ thuật để qua các kỳ thi thì không thể thay đổi được" - ông Lâm lo ngại.
Theo TS Lâm, đã đến lúc ngành giáo dục phải chấm dứt tình trạng thi cử không nghiêm túc từ hội đồng thi, giám thị đến thí sinh. Không cần phải đến năm 2015 mới cải tiến thi cử mà phải tiến thành sớm hơn. Ông Lâm đề xuất: "Có thể dùng khoa học kỹ thuật để thay sức người trong việc tổ chức và giám sát một kỳ thi khách quan. Ngoài ra, phải cải tiến cách ra đề làm sao để cho dù có mở sách, mở vở, thí sinh cũng không làm được bài. Cứ ra đề theo kiểu học thuộc lòng thì đương nhiên quay cóp không thể chấm dứt được".
Yến Anh

Ý kiến bạn đọc

  • Nhan
    11/06/2012 11:11

    Không phải bọ thi hay không bọ thi. Bọ được cái gian dối hình thức thì những thứ còn lại mới là giá trị thực.

  • Lê Hải Sơn
    11/06/2012 11:11

    Vụ quay clip ở Bắc Giang vừa qua cho thấy không chỉ giám thị coi thi có vấn đề mà phải thấy là cả Hội đồng coi thi có vấn đề. Trong trường hợp đó thì dù có gắn 100 cái camera thì cũng như không. Vấn đề không phải là Bộ GD&đT tổ chức thi không chuẩn bị đủ các biện pháp để đảm bảo sự nghiêm túc cho các kỳ thi, mà vấn đề ở chỗ người gác (kể cả chủ tịch Hội đồng thi) không sợ Bộ GD&đT. Trước khi họ bị Bộ GD&đT sọ gáy thì họ đã bị địa phương coi là người khó bảo rồi. Cái ghế của họ bị lung lay Bộ đâu có can thiệp giúp đỡ.

  • Ngạc nhiên chưa
    11/06/2012 12:05

    Cứ " làm luật " là quay cóp thoải mái, mấy bài thi này mang ra công chứng " y sao bản chính "...

  • Tư Cafe
    11/06/2012 21:04

    Thi cử là sát hạch, kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của người học. Còn thi mà người không học cũng có kết quả như người có học thì tổ chức thi để làm gì ?

  • BẢY BÙ LON
    13/06/2012 00:58

    Tôi thấy nên bọ kỳ thi Tốt nghiệp, thi đại học là đủ rồi. Thi TN Phổ thông Trung học tỉ lệ học sinh đậu quá nhiều, thi cử thì lem nhem, mất trật tự, vừa tốn tiền mà chẳng có chất lượng gì hết. Nên duy trì thi Bổ túc văn hóa để cho các sĩ tử cán bộ biết thi là như thế nào.

  • Kỳ Thực
    14/06/2012 19:53

    Bọ hay tiếp tục thi tốt nghiệp THPT còn tùy thuộc mục đích. Nếu chỉ để xác định số HS đã trải qua quá trình học THPT thì bọ tổ chức thi mà chỉ xét tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục. để đánh giá chất lượng kiến thức HS sau quá trình học THPT thì giữ kỳ thi nhưng phải thay đổi quan điểm nhiều biện pháp tổ chức. Chất lượng ở đây là năng lực trí tuệ (trí nhớ và năng lực tư duy). Quan niệm này được thể hiện ở nội dung câu họi thi. Khối lượng các kiến thức mỗi môn trong 3 năm là rất lớn vì vậy chất lượng nằm chủ yếu ở năng lực tư duy. Năng lực tư duy không thể là các thông tin chi tiết cụ thể nên không có đáp án chung cho mọi HS (phao chỉ chứa nhưng thông tin chi tiết hỗ trợ trí nhớ). Kiến thức trọng tâm lớp 10, 11, 12 không thay đổi vì vậy nên có một quỹ câu họi cho mỗi lớp (50-100) làm nguồn cho đề thi. đề thi nên gồm 10 câu (2 của lớp 10; 3 của lớp 11 và 5 của lớp 12. Mỗi phòng thi chỉ nên 40 thí sinh, 4 đề thi khác nhau (mỗi đề 10 câu), phân phát đề thi kiểu xoáy trôn ốc theo thứ tự đề thi để giảm thiểu thí sinh cạnh nhau có cùng đề thi (hạn chế trao đổi, quay cóp). thời gian làm bài 90 phút, thời gian giải một câu tối đa 9 phút. Nếu là câu trắc nghiệm ngoài ô lựa chọn cần có phần trình bầy (tư duy) căn cứ cho sự lựa chọn của HS. Quỹ đề có thể sử dụng cho kiểm tra 15', 1 tiết hay cuối học kỳ, kết thúc lớp, tốt nghiệp THPT. Với cách thức đánh giá kiến thức này, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp có thể: - Bộ GD&đT xây dựng và quản lý đề hàng năm; tổ chức chấm chéo giữa các tỉnh theo vùng địa lý, hoặc giữa các quận đối với thành phố đông dân. - Sở GD&đT chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kỳ thi; nhân sự coi thi, hõ trợ thi khong thuộc biên chế của điểm thi sở tại. Xem ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, chất lượng không phải là mục tiêu nên Bộ GD&đT mới nhận xét như vậy và những ý kiến xử lý vụ đồi Ngô không liên quan tới hiện trạng chất lượng GD, chỉ vì phải nói điều gì đó cho có nói thôi, không có ý nghĩa gì.

  • MINH TRÍ
    19/06/2012 10:01

    KHÔNG NÊN BọŽ Kọ² THI TọT NGHIọ†P TRUNG HọŒC PHọ” THÔNG Trong thời gian vừa qua rất nhiều ý kiến bọ hay không nên bọ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông , vì cho rằng việc tổ chức thi là hình thức, trong khi thi tình trạng quay cóp nhiều, kết quả đậu tốt nghiệp quá cao, có nhiều địa phương đậu tốt nghiệp 100%, do vậy không cần thiết tổ chức kỳ thi chỉ xét tuyển đậu tốt nghiệp mà thôi. Tuy nhiên qua xem xét các cấp học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở , trung học phổ thông mãi đến lớp 12 Bộ GD-đT mới tổ chức kỳ thi tốt ngiệp. đây là việc chúng ta cần cân nhắc bọ thi hay không?. Chúng ta đều biết có học, phải có thi, từ một lớp bồi dưỡng hay tập huấn nào đó trong vài ngày, nếu Ban tổ chức lớp học không tổ chức kiểm tra kiến thức đối học viên qua lớp bồi dưỡng, thì chắc chắn các học viên sẽ ít tự giác nghiên cứu, nếu biết có Ban tổ chức lớp học có kiểm tra kiến thức thì các học viên sẽ chăm chú nghe bài giảng tốt hơn và tham gia dự nghe giảng đảm bảo thời gian hơn. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là ngưỡng cửa để bước vào các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường kỹ thuật chuyên môn khác, nếu Bộ giáo dục không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chắc chắn các em học sinh sẽ học lệch, chỉ tập trung vào các môn phải thi vào các trường đại học, cao đẳng, như vậy kiến thức phổ thông cần phải được tích lũy trong 12 năm học phổ thông sẽ là lổ họng rất lớn. Quan điểm có học phải có thi, chúng ta đã bọ 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở không phải thi rồi, đề nghị Bộ giáo dục không nên bọ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, qua 12 năm học mới tổ chức thi, là việc làm cần thiết.

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay4,076
  • Tháng hiện tại16,422
  • Tổng lượt truy cập41,871,955
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây