|
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Dân ủng hộ mới thu phí |
Trong phiên chất vấn sáng 24/4, Bộ trưởng Đinh La Thăng và Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Thị Minh đều cho rằng quỹ bảo trì đường bộ là cần thiết để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông. đến buổi chiều, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đọc to tin nhắn của một cử tri gửi ông nhọ chuyển đến Bộ trưởng Thăng:
"Sao không bắt những chủ đầu tư làm cầu, đường kém chất lượng để hư họng tự bọ tiền ra sửa, mà lại thu tiền của dân? Dân khổ quá rồi, đừng thu thêm phí nữa!"
đB Phùng Văn Hùng, ủy viên UB Kinh tế QH cũng chỉ ra một loạt vướng mắc sẽ nảy sinh khi thu phí: phí cao khiến dân ngại mua xe, nhà sản xuất có hạ giá cũng không bán được, thuế nộp vào ngân sách giảm; người dân dùng nhiều loại ô tô, mới, xịn cũng có mà cũ, rẻ cũng có, đều phải nộp phí như nhau.
Như Phó Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Hà Thị Liên nói thì "có gia đình chắt bóp mới mua được một cái ôtô ‘còi’ mà mỗi năm nộp phí 20-50 triệu đồng, số tiền không nhọ, sẽ rất khó khăn".
đB Dương Trung Quốc thì thắc mắc trong khi số lượng ô tô tăng lên là một hướng đúng, cần khuyến khích thì lại thu phí để hạn chế.
Ông Phùng Văn Hùng nhận định nếu ô tô tăng dẫn đến các vấn đề giao thông thì là do quy hoạch, quản lý kém, "là lỗi của nhà nước chứ đâu phải lỗi của dân, xe mua về đã chịu thuế cao, giọ lại gánh thêm phí".
Ông Hùng cảm thấy Bộ GTVT và các bên liên quan "chưa cân nhắc thực sự kỹ lưỡng" khi xây dựng chính sách này.
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình rằng tất cả các giải pháp Bộ GTVT đang triển khai là để thực hiện các nghị quyết của đảng và Chính phủ. Ông Thăng dẫn một loạt nghị quyết từ năm 2002 đến nay, cũng như nghị quyết của QH đồng tình với các giải pháp giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông mà Chính phủ báo cáo.
Tuy nhiên, ông Thăng nhấn mạnh tất cả mới chỉ là chuẩn bị, việc thực hiện phải đúng quy trình, quy phạm pháp luật cũng như phải đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân. "Các văn bản đưa ra phải được lấy ý kiến người dân, dân đồng tình ủng hộ mới triển khai thực hiện".
"Bộ GTVT không làm gì trái với quy định pháp luật, cũng như không đi trái lại nguyện vọng chính đáng và lợi ích của người dân", Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Nhận lỗi trước dân về chất lượng công trình |
đBQH Dương Trung Quốc |
Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh lấy tình trạng xuống cấp của mặt cầu Thăng Long để đặt câu họi về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình giao thông của Bộ GTVT.
"Cầu, đường do nước ngoài làm từ những năm 1960 đến nay vẫn tốt, sao cầu, đường ta làm mới vài năm đã xuống cấp trầm trọng?", ông Quốc Anh nhận định chất lượng công trình giao thông đã trở thành "đại vấn đề", không khắc phục được thì "thu bao nhiêu phí bảo trì cũng vô ích".
Ông Nguyễn Thanh Hồng, ủy viên UB Quốc phòng - An ninh QH, chỉ ra tình trạng các công trình giao thông thi công không đảm bảo các yêu cầu an toàn, dẫn đến những tai nạn thương tâm và tâm lý bức xúc trong dư luận.
Trả lời vấn đề này, trước hết Bộ trưởng Thăng cung cấp thông tin về tình hình sửa chữa cầu Thăng Long: cây cầu nằm trong 5 công trình lớn qua kiểm tra tổng thể chất lượng có phát hiện vấn đề. Nguyên nhân sơ bộ xác định là do công nghệ và vật liệu thi công thiếu đồng bộ.
Ông Thăng cho biết Bộ đang tìm mọi biện pháp để khắc phục, nhưng nhận định đây là vấn đề kỹ thuật khó, nan giải. Bộ GTVT "xin phép" tiếp tục nghiên cứu để sớm tìm cách xử lý.
Bộ trưởng Thăng thừa nhận chất lượng công trình giao thông đang là vấn đề bức xúc, Bộ GTVT đã nhận thức được tồn tại này, đã lấy hai năm liên tiếp từ 2011 làm Năm chất lượng công trình giao thông.
"Tôi thay mặt Bộ GTVT nhận lỗi trước nhân dân là còn để tình trạng tiến độ công trình chậm, chất lượng công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu", ông Thăng nói. "Chúng tôi đang từng bước khắc phục để sử dụng tiền ngân sách nhà nước, tiền nhân dân đóng góp vào đúng chỗ".
Phiên giải trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng trước UB Pháp luật QH đã có 14 đB đặt 40 câu họi. Ông Thăng và đại diện các cơ quan liên quan đã trả lời hết, tuy còn nhiều câu chưa rõ ràng như người chủ trì, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý, nhận định.
Có ý kiến nhận xét "vấn đề gì Bộ trưởng cũng nói đang xây dựng đề án", song theo ông Lý, các vấn đề của ngành giao thông không thể giải quyết ngày một ngày hai, hay một mình Bộ GTVT, một mình Bộ trưởng Thăng có thể giải quyết, mà cần cả xã hội vào cuộc với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
à kiến bạn đọc NHẬN Lọ–I VỊI DÂN Bọ˜ GIAO THÔNG CẦN CÓ GIẢI PHÃP đọ‚ NÂNG CAO CHẤT LƯọ¢NG CÔNG TRÃŒNH GIAO THÔNG
Trước tiên : Phải tập trung nguồn thu phí từ các trạm thu phí dành cho công tác duy tu bảo dưỡng và cần đẩy mạnh phân cấp cho địa phương quản lý các tuyến đường quốc lộ.. Hiện nay các tuyến đường quốc lộ đều do Bộ giao thông vận tải quản lý từ khâu làm mới đến khi duy tu sửa chửa , các địa phương không có thẩm quyền trong vấn đề nâng cấp mở rộng hay duy tu sửa chửa. Hệ thống bộ máy quản lý đường quốc lộ rất cồng kềnh, Bộ giao thông vận tải giao cho Tổng cục đường bộ Việt nam trực tiếp chỉ đạo chung trong cả nước , dưới Tổng cục có các Khu quản lý đường bộ trực tiếp quản lý gồm nhiều tỉnh , dưới Khu quản lý có các công ty quản lý sửa chửa đường bộ trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý sửa chửa tuyến đường quốc lộ . Như tại khu vực miền trung và tây nguyên có Khu quản lý đường bộ khu 5 quản lý , riêng 2 tỉnh Đăklăk và Đăknông có Công ty quản lý đường bộ Đăklăk chịu trách nhiệm quản lý duy tu sửa chửa. Những năm qua trên tuyến đường quốc lộ 14 chỉ có đoạn đường trên 350km có đến 7 trạm thu phí , tiền thu phí qua trạm rất nhiều ,nhưng Tổng cục đường bộ VN để dành cho duy tu sửa chửa không được bao nhiêu , tuyến đường quốc lộ 14 xuống cấp nghiêm trọng phóng viên báo đài phản ánh liên tục nhưng cũng không được khắc phục. đối với tỉnh Phú yên có tiến bộ hơn Tổng cục đường bộ Việt nam phân cấp cho Công ty quản lý sửa chửa đường bộ là đơn vị trực thuộc sở giao thông vận tải tỉnh Phú yên quản lý, được phép duy tu sửa chửa hàng năm, nguồn kinh phí sửa chửa được trích một phần nhọ trong tổng thu của trạm thu phi các đầu xe khi đi ngang qua tỉnh Phú yên. Qua định mức tính toán của Tổng cục đường bộ VN cho phép sửa chửa định kỳ 1km/năm chỉ từ 40 đến 50 triệu đồng quá thấp . Như vậy làm sao Sở giao thông vận tải của tỉnh Phú yên có thể khắc phục được việc xuống cấp nghiêm trọng của đoạn đường này, tổng chiều dài quốc lộ qua Phú yên hơn 234km.Trong khi đó qua thống kê tiền thu phí qua trạm hàng ngày trên 100 triệu đồng , nhưng Tổng cục đường bộ VN chỉ để lại 8tọ· đồng/ năm để cho địa phương duy tu sửa chửa . Bộ giao thông vận tải cần đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương quản lý các tuyến đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, chủ động trong việc sửa chửa khắc phục kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp , từ nguồn thu phí của các trạm đặt ở địa phương mình, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường quốc lộ do mình quản lý. Thứ hai: Nâng cao trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát và sớm sửa đổi luật đấu thầu. Bộ trưởng Thăng đã phát biểu: "Hiện nay chất lượng, tiến độ nhiều công trình của ngành GTVT còn chưa tốt, văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ,chưa bám sát thực tiễn cuộc sống, đi đến đâu dân cũng kêu. Trong khi đó, những người đứng đầu chẳng có trách nhiệm gì cả", việc đánh giá trên đúng thực tế hiện nay . để có thê chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư, nâng cao được chất lượng công trình giao thông, cần xác định rõ trách nhiệm thật cụ thể của từng ngành từng cấp , trách nhiệm của người đứng đầu , để từ đó mới có biện pháp kiên quyết để khắc phục ngay .Trước tiên cần xác định rõ trách nhiệm của Ban quản lý dự án , đơn vị tư vấn thiết kế , đơn vị thi công , đơn vị tư vấn giám sát công trình , đây là những đơn vị chủ công trong việc quyết định đến chất lượng công trình, tiến độ thi công .đối với các Chủ đầu tư kiên quyết không để các đơn vị thi công đã từng thi công công trình chất lượng kém tham gia đấu thầu , cần ưu tiên cho các đơn vị nhà thầu nào có nhiều công trình đạt chất lượng được dư luận xã hội công nhận . Không phải đơn vị nào tham gia đấu thầu bọ giá thấp là được trúng thầu, cấm tuyệt đối các đơn vị trúng thầu lại không thi công mà bán lại cho đơn vị khác thi công lấy hoa hồng .đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng công trình kém chất lượng. Do vậy cần sớm sửa đổi luật đấu thầu để phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay.để đảm bảo chất lượng công trình bền vững đơn vị thiết kế cần phải chú ý đến kết cấu công trình chịu đựng được vận chuyển tải trọng nặng, tùy theo địa hình thổ nhưỡng đất đai mà thiết kế loại vật liệu gì cho phù hợp . Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước có tuyến đường ô tô đến các trung tâm các xã khó khăn miền núi, từ nguồn hổ trợ từ ngân sách trung ương, do vậy Bộ kế hoạch đầu tư đã có văn bản hướng dẫn để cho các địa phương thực hiện. Theo văn bản hướng dẫn của Bộ kế hoạch đầu tư kết cấu láng nhựa bán thâm nhập nền đường 6,5 m ; mặt đường nhựa 3,5m , quy định tải trọng không quá 13 tấn. Với quy định này không phù hợp với tình hình thực tế ở các địa phương, nhất là ở các khu vực miền núi tây nguyên hết 6 tháng mùa mưa , nhưng lại sử dụng loại vật liệu nhựa đường là không không phù hợp, nếu kết cấu bằng betông xi măng thì chắc chắn công trình sẽ bền vững hơn , tuổi thọ công trình sẽ cao hơn. Do vậy trong thời gian vừa qua mới làm xong bàn giao đưa vào sử dụng được vài năm công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng . Vì thực tế có nhiều loại xe vận chuyển hàng hoá như nông sản, vật liệu xây dựng của người dân tải trọng từ 20 đến trên 30 tấn vượt tải trọng cho phép , nhưng không có biện pháp ngăn chặn. đối với các đơn vị tư vấn giám sát phải giám sát phải hết sức khách quan trung thực, thưọng xuyên có mặt tại hiện trường . Có như vậy mới có chuyển biến đối với chất lượng các công trình giao thông.đối với đơn vị thi công đây là đơn vị có tính quyết định đến chất lượng công trình , đòi họi đơn vị thi công phải có lương tâm và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó các đơn vị chuyên ngành quản lý nhà nước, tăng cưọng kiểm tra chất lượng công trình, phải xử lý nghiêm khắc đối với cácđơn vị thi công thiếu trách nhiệm để công trình kém chất lượng, thu hồi giấy phép vĩnh viễn đối các nhà thầu thiếu trách nhiệm. Bên cạnh đó cần tăng cưọng vai trò giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với các công trình đang thi công, thì chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng công trình thi công kém chất lượng , chống thất thoát, lãng phí xây dựng đường giao thông như hiện nay. MINH TRÃ