CÆ  Sọž KHUYẾT TẬT HOÀNG ANH MÁI ẤM CHO NHọ®NG Sọ PHẬN TẬT NGUYọ€N

Thứ tư - 01/08/2012 04:07 1.884 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nghe người ta nói về một mái ấm dành cho những người khuyết tật ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông lâu rồi nhưng mới đây chúng tôi mới có dịp đến thăm.
Tấm bảng ‘’Cơ sở khuyết tật Hoàng Anh’’ khá lớn nằm ở thôn Trung tâm là của một ông chủ tuổi đọi còn rất trẻ Nguyên Lương Thiện - 28 tuổi, tự sáng lập đã được các cấp, các ngành hữu quan cấp phép 8 tháng nay, song trên thực tế cơ sở đã đi vào hoạt động cả hơn một năm qua.
Tiếp chúng tôi với sự cởi mở chân tình, anh Thiện kể:
-Em sinh ra trong một gia đình thuộc thành phần nghèo, song cha mẹ cũng cho ăn học tới nơi, tới chốn. Sau khi lập gia đình riêng em làm khá nhiều nghề để mưu sinh, 3 năm qua em mở tiệm in lụa, đánh máy vi tính mướn, chụp ảnh và cho thuê áo cưới… Chẳng hiểu sao, mặc dù bản thân không có khuyết tật gì nhưng ngay từ lúc còn nhọ nhìn những người bị dị tật bẩm sinh, người yếu đuối, trẻ em cơ nhỡ em rất thương, nên lâu rồi em đã ấp ủ một ý tưởng khi có tiền sẽ xây dựng một ‘’mái ấm’’ để họ có công ăn, việc làm không phải đi ăn xin hay phải vất vả trong mưu sinh. được cái may mắn là tất cả cha mẹ, anh em bên em và bên vợ đều nhiệt tình ủng hộ, vì lẽ đó mà hơn một năm qua em đã thuê 2 căn nhà, một làm nơi kinh doanh và một dành riêng cho những người khuyết tật tìm đến ở và dạy nghề cho họ với mong muốn cả hiện tại và tương lai tự họ làm ra tiền bạc tự nuôi sống họ.
 
Nguyễn Lương Thiện (áo đọ đứng sau cùng) và các em khuyết tật ở cơ sở Hoàng Anh
 
Căn nhà rộng khoảng 60m2, anh Thiện được chủ nhà cho thuê với giá 10 triệu đồng/năm, tuy hẹp song nhọ sự khéo léo sắp xếp của anh nên cũng đủ cho 10 người khuyết tật gồm 3 nữ, 7 năm vừa ăn ở, sinh hoạt và làm việc tại đây. Nhà được ngăn làm 3 phòng, phía sau cùng là bếp ăn, nhà vệ sinh rất gọn gang, sạch sẽ. Phòng giữa là nơi ngủ nghỉ, để  tiện cho các em sinh hoạt cá nhân, anh Thiện đã thuê thợ đóng 4 chiếc giưọng hai tầng để mỗi người đều có chỗ riêng. Cũng tại phòng này còn có chiếc giưọng đôi giành cho cặp vợ chồng đều bị khuyết tật mới cưới có tấm màn che chắn kín đáo. Còn phòng ngoài cùng là nơi làm việc của các thành viên trong mái ấm.
Người khuyết tật ở đây chủ yếu là còn trẻ chưa tới 30, có 2 người ở ngoài tỉnh, số còn lại là người trong huyện Cư Jút, hiện tại cơ sở mới chỉ phát triển được mỗi một nghề đan giọ cắm hoa bằng tre bán cho các cơ sở trên TP Buôn Mê Thuột. Nói về việc làm anh Thiện bộc bạch:
-Thật sự thì tất cả các em buổi đầu tìm đến đây chưa ai đã có sẵn cái nghề gì nên phải dạy. Nghề đan giọ này thoạt nhìn thấy đơn giản thật, nhưng dạy những người khuyết tật không dễ chút nào, nếu là người còn lành lặn cả đôi tay thì họ học nhanh, song ở đây có vài người bàn tay bị co quắp, trước tiên phải tập bằng cách trị liệu cho bàn tay cầm được nan để đan; rồi người mù biết cầm dao để chẻ hoặc vót thanh giọ, nan giọâ€¦ Nói tóm lại để cho tất cả mọi người hoàn thành được sản phẩm bán được là cả một vấn đề.
Theo lời các em ở cơ sở thì, mỗi chiếc giọ được bán ra với giá từ 6.000 đến 8.000 đồng, trừ nguyên liệu phải đi mua, rồi công vận chuyển hàng đi bán đã chi phí mất một nửa, như vậy mỗi sản phẩm chỉ còn lãi 3-4 ngàn đồng. Mỗi ngày cơ sở cũng làm được trên dưới 100 cái, nhưng chỉ bán hết hàng vào dịp tết, lễ còn những ngày thưọng hàng ế đành… chơi. Theo tính toán của anh Thiện, thì bình quân mỗi tháng sản phẩm các em làm ra có lãi khoảng 5 triệu đồng, nhưng chi phí cho ăn uống, sinh hoạt mỗi người, mỗi tháng ít nhất là 1 triệu, có nghĩa mỗi tháng anh phải bù lỗ 5 triệu đồng nữa, chưa kể tiền điện, nước và các thứ chi xài lặt vặt khác. Lâu rồi anh Thiện đã luôn trăn trở về việc phát triển thêm vài nghề nữa như làm các mặt hàng lưu niệm bằng gỗ, bằng tre…, song mặc dù anh đã từng chạy đôn, chạy đáo tìm ‘’đầu ra’’ cho những sản phẩm đã dự định nhưng vẫn chưa có nơi tiêu thụ. Mới đây anh Thiện dạy cho một số em in lụa để in thiệp cưới, hoá đơn và các mẫu giấy tọ khác tin rằng một số em sẽ học và làm được.
Tạm biệt nơi được gọi là mái ấm tình thương của một số phận đọi khuyết tật này chúng tôi còn được các em, các cháu hát tặng một bài nói về than phận tật nguyền một cách rất vô tư. Song chúng tôi cũng rất trăn trở khi hiểu rõ cơ sở còn thiếu thốn rất nhiều từ đồng vốn đầu tư máy móc để hoàn thiện sản phẩm vừa đẹp, vừa đều đến vật chất trong sinh hoạt của các em. Trăn trở hơn là chỉ còn một tháng nữa hạn hợp đồng thuê nhà đã hết, người ta không cho thuê nữa thì lấy chỗ nào để làm mái ấm? Tâm niệm và cũng là khao khát tột bậc của chúng tôi là mong muốn các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm mở rộng vòng tay cùng tiếp sức ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất để cơ sở hoạt động lâu dài, giúp những người có số phận không may mắn bớt đi những mặc cảm, vững tin hoà nhập cộng đồng !
 

Tác giả bài viết: HOÀNG NINH - số 200, xã Đăk Drông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay2,549
  • Tháng hiện tại50,047
  • Tổng lượt truy cập41,230,648
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây