Xã Đăk Wil được đầu tư nhiều công trình cấp nước tập trung nhất trên địa bàn huyện với 9 công trình. Theo ông đoàn Ngọc Sáng, phó ban quản lý công trình cấp nước tập trung xã Đăk Wil thì để phát huy tốt các công trình trên địa bàn, xã đã thành lập các tổ nhóm dùng nước tại những thôn, buôn có công trình cấp nước để vận hành, quản lý, thu tiền nước theo đầu hộ dân để thành lập quỹ sử dụng trong trường hợp khắc phục, tu sửa những họng hóc nhọ, cũng như hỗ trợ cho các tổ quản lý. Số tiền thu từ các hộ dân sẽ được giao cho tổ trưởng tổ quản lý và hàng tháng có báo cáo kinh phí tu sửa một cách minh bạch và rõ ràng. Cùng với đó, để nâng cao nhận thức của bà con về việc bảo vệ các công trình trên, tại các buổi họp dân, xã đều đưa ra nhiều nội quy như: cấm phá đường ống, máy bơm, ăn trộm nước…. và bắt buộc các hộ dân sử dụng nước phải chấp hành theo, nếu vi phạm sẽ biện pháp xử lý nghiêm khắc. Nhọ những biện pháp đồng bộ đó nên hệ thống công trình cấp nước tập trung tại địa phương đều hoạt động thông suốt, ít bị hư họng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày cho các hộ dân. Chị HRút ở thôn Hà Thông vui vẻ cho biết: "Trước đây gia đình tôi và nhiều hộ khác trong thôn phải lấy nước từ con suối phía cuối thôn để sinh hoạt. Vì thế, nguồn nước thưọng bị đục nên tôi không mấy hài lòng. Nhưng từ khi công trình cấp nước sinh hoạt của thôn đi vào hoạt động thì chất lượng nước cải thiện rõ rệt. Nguồn nước trong, khi cần mở khóa là có ngay nước để dùng nên tôi rất phấn khởi". Còn đối với gia đình bà Hđấk ở thôn Buôn Trum thì từ khi gia đình bà được tiếp cận nguồn nước sạchcủa công trình cấp nước tập trung, trung bình mỗi tháng gia đình bà dùng hết khoảng từ 5-7m3 nước, với tổng chi phí chỉ trên 15.000 đồng. đối với bà và nhiều hộ gia đình khác ở trong thôn thì đây là mức chi phí phù hợp, bởi dùng nước của công trình này vừa thoải mái, vừa đảm bảo được sức khọe cho gia đình.
Theo Ban quản lý dự án nước huyện Cư Jut thì hiện nay trên địa bàn huyện có 51 công trình cấp nước tập trung, với tổng kinh phí đầu tư trên 40 tọ· đồng từ nguồn vốn 134 của Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu và nguồn ngân sách của huyện. đến thời điểm này, huyện có 38/51 công trình đang hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số. để phát huy hiệu quả các công trình này, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ đến chính quyền các địa phương cũng như người dân trên địa bàn. Theo đó, huyện dã tiến hành thành lập Ban quản lý công trình ở các xã, thị trấn hoạt động thưọng xuyên để đạt hiệu quả cao. Do đó, ngay sau khi bàn giao các công trình, Ban quản lý đã thọa thuận ngay với các hộ dân về vấn đề ngoài tiền điện còn đóng thêm một khoản lệ phí để trả thù lao cho người vận hành. Riêng đối với những hộ dân không chịu đóng phí thì huyện của cán bộ huyện, xã xuống trực tiếp tuyên truyền, vận động cũng như đôn đốc người dân đóng kinh phí. Vì thế, Người vận hành rất có trách nhiệm và bà con thì có ý thức cao trong việc giữ gìn tài sản chung. Bên cạnh đó, huyện cũng thưọng xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát công trình, từ đó, sớm phát hiện công trình nào bị hư họng, xuống cấp là đề nghị tỉnh bố trí kinh phí, hoặc trích từ nguồn ngân sách của huyện sửa chữa ngay, tránh tình trạng hư họng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.