Các tỉnh Tây Nguyên triển khai nhiều giải pháp chống hạn

Chủ nhật - 10/04/2016 22:18 538 0
Khu vực Tây Nguyên đang phải hứng chịu đợt hạn hán trên diện rộng với mức độ gay gắt nhất trong vòng nhiều năm qua. Các tỉnh trong khu vực cũng đã tích cực triển khai các giải pháp cụ thể để giúp người dân chống hạn, ổn định sản xuất, sinh hoạt.

Khô hạn gay gắt

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp- PTNT) thì mùa khô ở khu vực Tây Nguyên sẽ còn kéo dài cho đến hết tháng 6 năm nay. Mực nước trên các sông, suối đã và sẽ còn xuống thấp. Hiện nay, lượng dòng chảy trên các sông chính liên tục thiếu hụt từ 20-70%, có nơi lên đến 90%.

Cụ thể như tại Kon Tum, dung tích các hồ chứa chỉ đạt từ 30- 50%, trong đó có 5 hồ đã cạn kiệt. Còn tại Đắk Lắk đã có 68 hồ cạn nước. Tại Gia Lai, các hồ chứa của địa phương này chỉ đạt từ 10 - 56% dung tích thiết kế. Còn tại Đắk Nông, toàn tỉnh đã có 17 hồ chứa và 3 đập dâng khô kiệt.

Theo báo cáo của các tỉnh đến nay, khu vực Tây Nguyên đã có trên 7.100 ha đất sản xuất lúa phải dừng sản xuất. Vụ đông xuân này, cả khu vực có trên 5.300 ha lúa bị thiếu nước, trong đó có khoảng 1.500 ha bị mất trắng hoặc thiệt hại trên 70%; hơn 33.448 ha cà phê, 1.700 ha hồ tiêu thiếu nước. Trong đó, các địa phương có khoảng 2.000 ha cà phê bị mất trắng hoặc thiệt hại giảm năng suất trên 70%.

Cùng với khô hạn trong sản xuất thì việc thiếu nước sinh hoạt cũng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Thống kê ban đầu, toàn khu vực đã có gần 17.600 hộ thiếu nước. Cụ thể như ở Đắk Lắk: 5.300 hộ, Gia Lai: 3.580 hộ, Lâm Đồng: 1.080 hộ. Nhiều vùng nguy cơ cháy rừng cao, cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.

Người dân xã Đắk  Lao (Đắk Mil) tìm nước chống hạn cho cà phê.

Triển khai nhiều giải pháp

Theo ông Y đhăm Ênuôi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thì địa phương đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Trong đó, để đáp ứng nhu cầu chống hạn một cách cấp bách, Đắk Lắk đã yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động bố trí ngân sách của mình để hỗ trợ chống hạn.

Việc thành lập các ban chỉ đạo chống hạn ở các huyện, thành phố được đẩy nhanh và đi vào hoạt động có hiệu quả. Ông Y đhăm Ênuôi nhấn mạnh: “Hoạt động tuyên truyền về sử dụng điện, nước tiết kiệm trong mùa khô đã và đang được các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đẩy mạnh. Thời gian tới, bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, Đắk Lắk cũng sẽ chú trọng vào việc nạo vét, nâng cấp các công trình hiện có”.

Tương tự, theo ông Nguyễn Hữu Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, để chống hạn trước mắt, địa phương đã dùng các xe chở nước sạch lưu động đưa nước đến các khu vực vùng sâu, vùng xa cho bà con, bảo đảm không để bà con phải dùng nước mất vệ sinh. Tuy nhiên, về lâu dài, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động cụ thể gồm: Siết chặt quy hoạch ngành nông nghiệp, phát triển cây trồng theo quy hoạch khoa học; kiên quyết không để xảy ra tình trạng dân cứ trồng và hạn thì nhà nước chạy theo chống hạn, cứu cây trồng cho bà con. Những nơi người dân phát triển ngoài quy hoạch thì sẽ không hỗ trợ, thiệt hại bà con tự chịu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ chú ý tới việc hỗ trợ, cho nhân dân vay vốn ưu đãi để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bảo đảm đời sống.

Cũng đưa ra những cách làm trước mắt và lâu dài để đối phó với ảnh hưởng của khô hạn đối với của tỉnh cũng như cả khu vực Tây Nguyên, ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: “Gia Lai sẽ điều tra, rà soát, tính toán lại việc phát triển thủy điện trên địa bàn, nhất là đối với hệ thống sông Ba. Từ đây, Gia Lai sẽ nắm được những số liệu về sự ảnh hưởng của thủy điện về nguồn nước, có sự điều chỉnh hợp lý. Hơn thế, Gia Lai sẽ tính toán lại số liệu mà các dự án thủy điện đã làm mất rừng đầu nguồn, một nguyên nhân gây nên tình trạng khan hiếm nước do rừng không giữ được nước làm khô hạn như hiện nay”.

Bài, ảnh: Hồng Thoan

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,335
  • Tổng lượt truy cập41,250,936
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây