Cán bộ lãnh đạo phải "có lên, có xuống"

Chủ nhật - 11/11/2012 22:01 1.074 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nhiều đại biểu đề nghị nên thu hẹp phạm vi bọ phiếu tín nhiệm vào nhóm 49 cán bộ chủ chốt vì sẽ hiệu quả và thực chất hơn

 

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu, bọ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội (QH), HđND bầu hoặc phê chuẩn vào ngày 10-11, đã có 27 đại biểu (đB) QH phát biểu ý kiến trong tổng số 45 đB đăng ký.

Chỉ nên giữ 3 mức tín nhiệm

Tại phiên thảo luận, hầu hết ý kiến đề nghị nên thu hẹp phạm vi bọ phiếu vào nhóm 49 cán bộ chủ chốt sẽ hiệu quả và thực chất hơn là dàn trải ra 380 người dẫn đến khó đạt mục tiêu đưa khọi bộ máy những cán bộ không xứng đáng. Hơn nữa, việc tập trung vào nhóm cán bộ chủ chốt sẽ bảo đảm mục tiêu giám sát với các chức danh mà chỉ đạo, điều hành của họ tác động đến số đông.

Số đông đB cũng đề nghị chỉ giữ 3 mức tín nhiệm (cao, trung bình, thấp) và nên bọ mức "không có ý kiến" hoặc "ý kiến khác"; việc lấy phiếu nên tiến hành 2 năm/lần, vào kỳ họp đầu của năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ. đB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cho rằng việc lấy phiếu nên tập trung vào những cán bộ liên quan đến quyền và tiền.


đB Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) nhìn nhận: "Lâu nay, việc lấy phiếu tín nhiệm dưọng như là điều không tưởng. Người dân không có quyền quyết định sinh mạng của cán bộ nhưng cán bộ lại cho mình quyết định tất cả. Vì thế mới dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ suy thoái, ích kọ·, xa dân, quên trách nhiệm với dân, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm".

Xem đây là "thang thuốc" làm sạch và mạnh bộ máy Nhà nước, đB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) ví von: "QH, HđND bầu, phê chuẩn cán bộ giống như may áo cho người giữ chức vụ đó. Phải đo kỹ, may khéo, nếu quá rộng hoặc quá hẹp thì không đạt yêu cầu. Người mặc nếu thấy không thích hợp thì phải tự nguyện thay áo; quá trình mặc áo cũng phải tự điều chỉnh, không ăn uống quá độ, không để "sức khọe" sa sút… Nếu không vừa mà cứ mặc áo thì đB dân cử phải giúp họ cởi bọ chiếc áo mặc nhầm đó".

Cùng nhận xét này, đB Phan Văn Tưọng (Thái Nguyên) nói: "Cán bộ lãnh đạo thì phải có vào có ra, có lên có xuống, không thể chôn chặt một chỗ". Tuy nhiên, bất cập hiện nay là các chức danh chủ chốt chỉ bầu một lần ở QH và chỉ cần kết quả "quá bán" là đủ điều kiện phê chuẩn, đến khâu đánh giá cán bộ thì lại vấp phải một quy trình lòng vòng. Trong khi đó, một số điều kiện để đi đến "bọ phiếu" là khó khả thi (như có 20% ý kiến đBQH hoặc đề xuất của các ủy ban thuộc QH).


Ông Tưọng nhấn mạnh quyền năng của QH là thể hiện tín nhiệm với chức danh do chính QH phê chuẩn. Song, trong số 5 điều kiện để đưa cán bộ ra bọ phiếu thì có tới 2 điều kiện từng được nêu trong các luật hiện hành mà lại không khả thi, các điều kiện còn lại cũng dễ phát sinh tiêu cực. Phải xem việc bọ phiếu tín nhiệm ở QH là chuyện bình thưọng và là thông điệp gửi tới các vị lãnh đạo rằng nhiệm kỳ 5 năm không dài, cần toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước ngay từ ngày đầu nhậm chức. đồng thời, việc chọn các chức danh chủ chốt cũng sẽ có tác dụng cảnh tỉnh cán bộ cấp dưới. Vì vậy, chỉ nên quy định việc bọ phiếu hằng năm, không quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm.

để dân thể hiện quan điểm

đB Phạm Văn Tam (Hà Nam) đề nghị phải làm nghiêm để tránh tư tưởng cán bộ lãnh đạo trước kỳ bầu cử thì tìm cách né tránh, giữ mình nhưng trúng cử rồi thì  quay ngoắt lại vì biết việc xô đổ "ghế" của mình là không dễ. Nghị quyết cũng nên bổ sung quy định chặt chẽ nhằm chặn hiện tượng cán bộ tự nguyện xin từ chức để "né" trách nhiệm.


đB Nguyễn Bắc Việt đề nghị phải để người dân được trực tiếp thể hiện ý kiến và quan điểm. Do đó, trước khi tiến hành lấy phiếu, nên có một cuộc điều tra dư luận xã hội và có thể giao việc này cho một cơ quan. Việc người dân tham gia xây dựng chính quyền thông qua đBQH, đB HđND cũng là một kênh nhưng cần có thêm hình thức để họ trực tiếp bày tọ chính kiến. Về lâu dài, nghị quyết này chính là tiền đề để QH cho ý kiến ban hành Luật Tự phê bình và phê bình...

Dự thảo nghị quyết về vấn đề này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, trình QH thông qua vào cuối kỳ họp.
 
361 đBQH đề nghị "truy" Thống đốc

Theo ủy ban Thưọng vụ QH, đến ngày 10-11, đã có 383 đBQH gửi văn bản xin ý kiến về danh sách người trả lời chất vấn, những nội dung chất vấn liên quan đến từng người trả lời tại kỳ họp này. Tuy nhiên, trong số này có tới 361 đBQH đề nghị chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, 307 vị lựa chọn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương đình Huệ.
đã có 146 câu họi chất vấn của 68 vị đBQH ở 39 đoàn gửi đến các thành viên Chính phủ. Người nhận được nhiều câu họi nhất là Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tiếp đến là Bộ trưởng Bộ Lđ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng…
THẾ DŨNG
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRÍ
    11/11/2012 14:41

    HÀNG Nđ‚M PHẢI LẤY PHIẾU TÍN NHIọ†M: CÓ NÊN KHÔNG? đề án đổi mới của quốc hội, việc bọ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là đúng đắn, tuy nhiên cần thiết có phải hàng năm phải lấy phiếu tín nhiệm có nên không? Qua nghiên cứu của các nước trên thế giới, hiện nay các nước nếu có lấy phiếu tín nhiệm, nhưng tùy theo thời điểm thích hợp, như nước Hy lạp do Chính phủ điều hành quản lý nền kinh tế yếu kém liên tục các năm để tình hình lạm phát quá cao, đầu tư tài sản công kém hiệu quả, ngân sách nhà nước không có năng hòan trả nợ vay kể cả trong và ngòai nước, nhà nước không có nguồn để chi lương cho bộ máy nhà nước, không có nguồn để chi cho các đối tượng thuộc trợ cấp xã hội, và ý kiến phản đối của người dân buộc quốc hội nước này phải lấy phiếu tín nhiệm của chính phủ với kết quả thấp đã giải tán chính phủ và thành lập chính phủ mới. Hoặc tại nước Ý có trường hợp vị Thủ tướng vi phạm về đạo đức nhân cách, có hiện tượng tiêu cực, do vậy quốc hội bọ phiếu tín nhiệm yêu cầu thủ tướng phải từ chức. Hoặc một vị Bộ trưởng nước Nhật khi đi ra nước ngòai dự hội nghị quốc tế, nhưng do trong quá trình họp không nghiêm túc, ngủ gật trong khi họp, người dân theo dõi có ý kiến và quốc hội đề nghị vị Bộ trưởng này phải từ chức. Qua thực tế của các nước xin đề xuất, không nhất thiết hàng năm quốc hội phải lấy phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo như đề án, mà quốc hội nên xem xét cơ quan chính phủ người điều hành quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội từ Thủ tướng đến các vị Bộ trưởng nếu liên tục hai năm trở lên mà Chính phủ không thực hiện được các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà nghị quyết của quốc hội đề ra, hoặc để tình hình lạm phát, đầu tư công không hiệu quả không khắc phục được, thì quốc hội nên quyết định lấy phiếu tín nhiệm đối với tập thể chính phủ, nếu tọ· lệ quá thấp chưa quá bán thì đề nghị Chính phủ từ chức và thành lập Chính phủ mới, như vậy quốc hội không nhất thiết lấy phiếu tín nhiệm riêng đối với Thủ tướng... MINH TRI

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,796
  • Tháng hiện tại70,811
  • Tổng lượt truy cập41,251,412
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây