Kể từ khi thông tin về dự án thủy điện đồng Nai 6 và 6A được thông tin rộng rãi, không chỉ UBND tỉnh đồng Nai, các nhà khoa học, báo chí mà nhân dân cả nước đều lên tiếng phản đối vì một mục đích duy nhất: Bảo vệ rừng. Không ai có tí lợi ích riêng tư nào đến việc bảo vệ đó ngoài môi trường sống của đất nước và tương lai của thế hệ mai sau.
Ấy vậy mà, vừa qua, trong hội thảo "Các khuyến nghị quá trình ra quyết định của ủy ban Thế giới về đập" do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức, ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng thái độ phản đối trên làm ông "rất đau lòng" vì đã o ép, hắt hủi và làm khó doanh nghiệp, tức Tập đoàn đức Long Gia Lai.
Chưa dừng lại, ông Trung còn lớn tiếng yêu cầu: "Báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện danh dự, lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình".
Việc doanh nghiệp khăng khăng đòi phá rừng làm thủy điện vì lợi ích kinh tế cũng không phải là chuyện quá bất ngọ. Thế nhưng, việc ông Trung, một quan chức cấp bộ chịu trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên và môi trường của đất nước lại "mắng" những người bảo vệ rừng bằng những lời lẽ nặng nề khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.
Ông Nguyễn Vũ Trung (người cầm micro) tại buổi hội thảo. Ảnh: PHÃP DÂN
Ông Trung đã xúc phạm chúng tôi!
Tôi các bạn và những công nhân làm việc vất vả để có tiền đóng thuế cho nhà nước. Ông Nguyễn Vũ Trung lại phát biểu nói những người như chúng ta là bầy đàn. Thấy buồn vô cùng! Sao có thể sỉ nhục tôi như thế? Lý do gì? đó có phải là phát ngôn chính thức không? (Lê An)
Tôi nghe ông Trung này phát ngôn theo kiểu trưởng giả mà nóng đọ mặt. Ông lo cho tương lai dân tộc trong khi đó ông biết gì về tác động môi trường như các chuyên gia, các khoa học gia chân chính? Ông nói ai bầy đàn? Vớ vẩn....! Ông quy kết nhóm lợi ích nào? Tôi đang sống ở bên Lũng Cú (huyện đồng Văn, Hà Giang) đây, tôi được gì khi ra sức bảo vệ Rừng Quốc gia Cát Tiên? (Dũng)
Thông thưọng từ bầy đàn là dùng cho súc vật như bầy gà, bầy vịt, bầy chó, đàn heo, đàn bò, đàn trâu... Ông Trung dùng câu "...à ơi theo tâm lý bầy đàn" chẳng khác nào ông ví những người phản đối ông, những độc giả (trong đó có tôi) là... súc vật. Tôi thực sự mong ông khi phát biểu nên cẩn trọng đừng cho rằng mình là người đang ngự trên ngôi cao muốn nói sao cũng được", (Thanh)
Không chỉ bất bình, tổn thương vì lời nói của một công bộc cấp cao, nhiều bạn đọc cho rằng, phát biểu trên của ông Trung đã thể hiện một trình độ văn hóa có vấn đề. Bạn Trung Thực viết: Nếu tôi là người tổ chức hội thảo, với câu nói chưa có văn hóa của ông Trung, tôi sẽ bảo ông ta ra khơi phòng họp. Nếu câu nói này xuất hiện ở bất cứ môi trường có giáo dục nào, người phụ trách cũng sẽ phải yêu cầu người nói xin lỗi tất cả những người có mặt và tự ra khơi phòng.
Bạn Người Xứ Dừa nhận xét: Qua lời nói và phản ứng như vậy họi ông có đủ tư cách và trình độ để làm phó trưởng Phòng đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) không?
đọc những phát biểu của ông Trung tôi tấy tức giận quá, bạn Nguyễn Lộc bày tọ, chính ông Trung mới phải xem lại lòng tự trọng, danh dự và phẩm giá của mình.
Ông Trung là cán bộ, là đầy tớ của nhân dân, khi nhân dân có ý kiến thì ông bảo đó là ý kiến của bầy nầy, đàn nọ... Vậy đầy tớ như ông có xứng đáng hay không? Tôi ngạc nhiên về cách nhìn của ông Trung đối với người dân, thật là không thể chấp nhận được!
thời gian gần đây, cả xã hội tập trung luận bàn về văn hóa từ chức, với phát biểu coi thưọng nhân dân của ông Trung, thiết nghĩ nếu ông là người có văn hóa mong ông sớm có lời xin lỗi nhân dân và sớm rọi khọi chức vụ mà ông đang giữ, đó là điều mà ông Trung nên làm, cần làm đấy ông Trung ạ!, bạn đọc Trà Quang Doan-Nông dân đề nghị thẳng thừng.
Không chỉ loạn ngôn khi nói về nhân dân, những người chủ của đất nước, ông Trung còn có những phát biểu hết sức "ngộ nghĩnh" trước những câu họi chất vấn liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (đTM) của chủ đầu tư về dự án thủy điện đồng Nai 6, 6A.
Cụ thể, ông Trung nói: "Chúng ta nói quá nhiều về báo cáo đTM, phải hiểu nó là cái gì và đó chỉ là một công cụ" và "việc lập báo cáo đTM là của chủ đầu tư, cơ quan quản lý không làm thay và nếu có sai phạm thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm".
Nhận định về khái niệm "đTM chỉ là một công cụ" của ông Trung, bạn đọc đăng Khoa suy diễn: Ã ông muốn nói đTM không là gì cả, chỉ là đống giấy lộn cho có để cho đúng thủ tục thôi, không khoa học, tri thức gì ở đây cả, đừng có mà ý kiến ý cò chứ gì? Phó phòng đánh giá môi trường mà nói vậy, hèn nào thiên nhiên, môi trường Việt Nam nơi nào cũng tan hoang, nhếch nhác...
Còn bạn Nguyễn Thị Bích Nga nhận xét: Ông Trung nói "đTM chỉ là công cụ" trong trường hợp này là đúng. Nó đã bị Tập đoàn đức Long Gia Lai nhào nặn theo ý họ, bảo làm gì thì làm đó. Phải chăng ông Trung cũng là 1 công cụ không hơn không kém?
Với phát biểu, "chúng tôi chỉ đánh giá, thẩm định đTM để trình Chính phủ, nếu sai thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm ..." của ông Trung khiến một lần nữa, nhiều bạn đọc đề nghị quan chức này từ chức.
Vậy trách nhiệm thẩm định, đánh giá sai và tham mưu sai cho Chính phủ thì ai chịu? Trả lời vậy mà cũng trả lời được hả ông Trung?, bạn đọc Hoàng họi.
Thực tế, những ý kiến trên là số ít trong hàng ngàn ý kiến của bạn đọc gởi về Người Lao động Online bày tọ thái độ "tức giận điên người" thể hiện qua những lời lẽ hết sức nặng nề mà chúng tôi không tiện đưa lên mặt báo. Qua đó, tựu chung lại vẫn là một mối lo ngại đang rõ nét dần trong lòng công chúng: Có hay không việc "chống lưng" cho doanh nghiệp phá rừng làm kinh tế?
Nếu dự án thủy điện được thông qua, nhiều khu rừng nguyên sinh trong Vưọn Quốc gia Cát Tiên có còn giữ được?
Không thể bắt dân tộc trả giá!
Cũng tại buổi hội thảo nói trên, ông Trung dẫn chứng việc có 40.000 doanh nghiệp đang chết, phần lớn là doanh nghiệp tư nhân vì bị đối xử thiếu bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước. đức Long Gia Lai là một doanh nghiệp tư nhân, vì vậy, ông kêu gọi ủng hộ đơn vị này làm thủy điện đồng Nai 6, 6A, "đừng hắt hủi doanh nghiệp tư nhân vì những đóng góp lớn của họ cho đất nước".
Nhiều bạn đọc cho rằng, Tập đoàn đức Long Gia Lai đóng góp gì lớn cho đất nước họ chưa nhìn thấy ngoài dự án Quốc lộ 14 do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đang xuống cấp trầm trọng và nâng cấp hoài mà đâu vẫn hoàn đó. Còn việc một quan chức của Bộ Tài nguyên Môi trường kêu gọi ủng hộ tập đoàn này lấy đất Vưọn Quốc giá Cát Tiên làm kinh tế khiến nhiều nghi vấn được đặt ra.
Tôi muốn họi Bộ Tài nguyên Môi trường là ông Trung được Bộ chính thức cử làm đại diện của Bộ tại hội thảo hay ông đi với tư cách cá nhân được Tập đoàn đức Long Gia Lai tài trợ? Thật khó tin Bộ lại chọn một người như ông Trung làm đại diện của Bộ, bạn Quang Vinh nhận định.
đồng quan điểm, bạn Thu Lan cho biết, ông Trung đại diện cho Bộ Tài nguyên Môi trường mà tôi cứ nghĩ ông là chủ đầu tư. Những lời ông nói toàn là chung chung, không có một lý lẽ gì thuyết phục cả. Ông nói là các doanh nghiệp tư nhân đang chết, nhưng muốn cứu thì phải bằng cách giảm thuế, giảm lãi vay chứ không phải bằng cách cho đi phá rừng.
Với câu họi "ông bảo vệ cho ai mà phát biểu vô trách nhiệm như vậy", bạn Hoang Lan "bắt giò" ông Trung: Ông đang dự hội thảo liên quan đến môi trường mà ông lại nêu có 40.000 doanh nghiệp đang chết, cái đó là cơ quan quản lý nhà nước lo chứ ông có tư cách gì mà lo chuyện đó, ông đang cố tình phá hoại thiên nhiên để cứu 1 doanh nghiệp tư nhân đang sắp chết ạ? Ông nói phải có trách nhiệm với con cháu thì lại càng sai, xây thủy điện bây giọ là phục vụ cho thế hệ chúng ta chứ chưa chắc đã phục vụ cho thế hệ con cháu. Muốn có trách nhiệm với con cháu thì hãy để lại thiên nhiên cho con cháu.
Không chỉ chất vấn ông Trung, bạn Niên đặt câu họi với những quan chức đang ra sức bảo vệ dự án thủy điện đồng Nai 6, 6A: Nhân dân đóng thuế để ngân sách có tiền trả lương cho các vị. Các vị đã tiêu tốn bao nhiêu thời giọ và tiền thuế của dân để các vị làm cái việc bảo vệ cho lợi ích một doanh nghiệp là Tập đoàn đức Long Gia Lai phá rừng làm thủy điện? Tại sao các vị ưu ái Tập đoàn này quá vậy?
Một dự án thủy điện bộc lộ nhiều bất cập, gây hại đến rừng và bị nhân dân, nhà khoa học và cả chính quyền sở tại phải đối kịch liệt nhưng vẫn không được đình lại mà dây dưa kéo dài từ năm này qua năm khác, kèm theo đó là sự ủng hộ nhiệt tình đến mức khó hiểu của các quan chức cấp trung ương đã khiến dư luận mất dần niềm tin.
Việc công luận phản đối gay gắt xây dựng thủy điện 6 và 6A tại rừng Quốc gia Cát Tiên mà ông Trung cho là "tâm lý bầy đàn" thể hiện thái độ coi lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm. Tôi là một nhà giáo, là nhà khoa học ở xa Cát Tiên hàng ngàn km, tôi thấy rất bức xúc và đau lòng trước sự việc này. Theo tôi, không cần đTM, giải thích gì nhiều cả. Phá rừng dù chỉ 1 mét vuông để làm bất cứ việc gì cũng phải bị cấm.
Vậy mà, vì sao câu chuyện này kéo quá dài? Nếu doanh nghiệp đã tốn kém quá lớn "bôi trơn" thì yêu cầu ai đó trả lại chứ không thể bắt dân tộc này trả giá, bạn đọc Nam Phong kiên quyết yêu cầu.
đọ€ NGHỊ QUọC Họ˜I& CHÃNH PHủ XEM XÉT VIọ†C TRIọ‚N KHAI Dọ° ÃN THủY Điọ†N đọ’NG NAI 6&6A. Thứ nhất là vấn đề môi trường : Không phủ nhận đóng góp tích cực của thủy điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng là những công trình can thiệp lớn đến các dòng sông, các dự án thủy điện đã và đang có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường - sinh thái của các lưu vực sông, đến sinh kế của người dân, an toàn cộng đồng, an ninh nước và an ninh lương thực. đối với dự án thủy điện đồng nai 6&6A các nhà khoa học, dư luận xã hội báo chí đã phản ánh rất nhiều không đồng tình, do vậy không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá. Thứ hai là vấn đề năng lực tài chính của chủ đầu tư: Chủ đầu tư của dự án thủy điện đồng nai 6&6A là Tập đoàn đức long- Gia lai. được biết cuối năm 2010, Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14, đoạn từ km 817 đến km 887, thuộc địa phận tỉnh đắk Nông do Tập đoàn đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư theo hình thức BOT bắt đầu triển khai thi công. Thế nhưng, khúc "dạo đầu" khá hoành tráng ấy cũng chỉ kéo dài được vài tháng thì tiến độ thi công dự án bắt đầu rơi vào tình trạng ì ạch, khiến tuyến giao thông huyết mạch qua địa bàn tỉnh trở nên nhếch nhác. Theo phương án ban đầu, dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư là 1800 tọ· đồng, quy mô mặt đường rộng 24m. Tuy nhiên, chỉ mới vừa thi công được 2 tháng thì đã tạm ngưng để điều chỉnh quy mô vì nguồn vốn đầu tư vượt khả năng của chủ đầu tư. Vì không có khả năng tài chính để gỡ khó cho chủ đầu tư, tỉnh Đăknông đã đề nghị Bộ giao thông vận tải cho phép thu hẹp điều chỉnh lại quy mô dự án từ cấp 3 đồng bằng thành cấp 3 miền núi, từ 24 m xuống 12 m mặt đường với tổng mức đầu tư 1.100 tọ· đồng. đến tháng 11/2011, chủ đầu tư mới bắt đầu khởi động lại dự án bằng việc đàm phán, ký hợp đồng với các nhà thầu. Thế nhưng, sau một thời gian thi công theo kiểu cầm chừng, đến tháng 5/2012, đã có 8/10 gói thầu chính thức ngưng hẳn hoạt động. Các chủ thầu quyết "đình công", chấp nhận lãng phí nhân công, để không máy móc vì chủ đầu tư không thanh toán khối lượng theo cam kết. Điển hình như Công ty TNHH xây dựng Vạn Thành (đắk Lắk) đã thi công khối lượng khoảng 4 tọ· đồng, nhưng vẫn chưa được Tập đoàn đức Long thanh toán kinh phí theo cam kết. Theo các nhà thầu thì khi ký hợp đồng kinh tế về việc thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư đã thống nhất nếu khối lượng thi công đạt từ 2-3 tọ· đồng thì sẽ thanh toán 70% giá trị. Vậy mà sau khi thi công đủ và vượt hạn mức, các đơn vị thi công yêu cầu thanh toán khối lượng thì chủ đầu tư lại nhiều lần cố tình tránh né, không thanh toán. Nếu năng lực tài chính của chủ đầu tư như vậy, liệu khi triển khai dự án thủy điện đồng nai 6&6A có thực hiện đúng như cam kết không? MINH TRÃ