Công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá giữa các doanh nghiệp liên kết cũng là trăn trở lớn được đặt ra. Phó trưởng ban Cải cách hiện đại hóa, Tổng cục Thuế, Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận: "Hiện tượng chuyển giá giữa các bên có mối quan hệ liên kết trở thành hiện tượng tương đối phổ biến cả đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nội địa". Cụ thể, ông Sơn cung cấp thông tin, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong ba năm. Chẳng hạn, tại Bình Dương, số doanh nghiệp kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp (50,6%), trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại Tp.
HCM và đồng Nai, tọ· lệ doanh nghiệp FDI lỗ lần lượt là 60% và 52,2%. Trong khi đó, kết quả đạt được, theo Tổng cục Thuế tự đánh giá là "còn rất nhọ cả về quản lý đối đối tượng, đấu tranh điều chỉnh giá để tăng thu ngân sách". Tính đến 31/12/2011, toàn ngành đã rà soát, quản lý được 3.144 doanh nghiệp phải kê khai thông tin giao dịch liên kết; tổ chức thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tọ· đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tọ· đồng. đáng lưu ý, hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không chỉ diến ra tại các doanh nghiệp FDI mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam, do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế từ doanh nghiệp không được ưu đãi thuế sang doanh nghiệp liên kết được ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp có lãi sang doanh nghiệp bị lỗ thông qua giá chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp của tập đoàn.
Thứ trưởng bộ Tài chính đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, tới đây sẽ thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại cơ quan thuế, nhất là tại một số đơn vị quản lý nhiều doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Cùng với việc rà soát cơ chế, chính sách, bổ sung nhân lực, đầu tư công nghệ, tăng cưọng thanh tra, kiểm tra…, ông Tuấn nhấn mạnh, trong trường hợp phát hiện có hoạt động chuyển giá tại các tập đoàn, tổng công ty, thì người đứng đầu các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm.
Lan Nhi
à kiến bạn đọc
GIẢI PHÃP Xọ¬ Là TÃŒNH TRẠNG CHAY ÃŒ Nọ¢ đọŒNG THUẾ HIọ†N NAY CủA CÃC DOANH NGHIọ†P
Hiện nay nước ta tình hình hình kinh tế khó khăn , thị trường bất động sản bị đóng băng , nên có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, nợ vay ngân hàng không thanh tóanđược, nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế đúng thời gian quy định. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp họat động kinh doanh có lãi , có khả năng nộp ngân sách, nhưng vẫn cố tình không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Cần phân biệt thuế giá trị gia tăng và tiền thu sử dụng đất của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thực chất tiền thu sử dụng đất đang nợ hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đối với ngân sách nhà nước, thì nhà đầu tư chỉ là người thu hộ , nộp thay cho các cá nhân hay tổ chức mua lại căn hộ để ở hay kinh doanh, sau khi họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất theo quy định, thì nhà đầu tư làm thủ tục để nhà nước cấp quyền sở hữu căn hộ họ đã mua. Hiện nay nhiều nơi như ở Hà nội các các đầu tư kinh doanh bất động sản phần lớn đều ứng tiền trước đạt cọc của các cá nhân và tổ chức có nhu cầu, do vậy các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản có thêm nguồn vốn để đầu tư dự án. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng thời gian bàn giao căn hộ , thậm chí đã chiếm dụng vốn không triển khai dự án , nhiều trường hợp phải nhọ sự can thiệp của tòa án để đòi lại vốn đã ứng trước cho nhà đầu tư. Do cơ chế chính sách quy định kéo dài thời gian cho các đối tượng nộp thuế , nên những năm qua vấn đề nợ đọng thuế của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh liên tục gia tăng, mặc dù chính quyền địa phương các cấp và ngành thuế đã tích cực có nhiều biện pháp tích cực nhưng cũng chưa chuyển biến . Bộ tài chính chỉ đạo phấn đấu nợ tồnđọng thuếcuối năm chỉ dưới 5% , nhưng thực tế các địa phương đều nợ thuế tồnđọng trên 10% , cá biệt có địa phương hơn 50% nợ thuế tồn đọng. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về mặt khách quan do chế độ chính sách nộp thuếcác đối tượng nộp thuế được kéo dài đến 90 ngày, nếu quá thời gian đó ngành thuế mới áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý . Trong thời gian này cácđối tượng nộp thuế chỉ nộp tiền phạt thuế do nộp chậm, số tiền nộp phạt chậm quá thấp so với mức lãi vay ngân hàng hiện nay của các ngân hàng , do vậy không doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào lại đi vay ngân hàng để nộp thuế với mức lãi suất cho vay quá cao như hiện nay. Về mặt chủ quan có nhiều doanh nghiệp, hộkinh doanh làm ăn có tinh thần trách nhiệm , đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuếtheo quy định, tuy nhiên có doanh nghiệp , hộ kinh doanh cố tình trốn thuế ,khi biết đến thờiđiểm ngành thuế sẽ áp dụng các biện pháp hành chính thì cácđơn vị này đã tẩu tán tài sản , nơi kinh doanh chỉ là nơi thuê mặt bằng để kinh doanh , nơi ngân hàng đăng ký tài khoản thì không còn số dư . Cuối cùng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra để xử lý , nhưng không xử lýđược do chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm , vì các tổ chức này chỉ nợ thuế chứkhông phải trốn thuế . Còn các lãnh vực thất thu thuế tập trung 6 lãnh vực mà ngành thuế đang chỉ đạo tăng cưọng thanh tra , nhất là tình trạng chuyển giá hiện nay của các đơn vịliên doanh nước ngoài , qua thanh tra phát hiện truy thu thuế lên đến hàng ngàn tọ· đồng. Ngoài ra việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu cũng là vấn đề báođộng , vì có nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ khống để hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều vụ đã có đến hàng trăm tọ· đồng. để khắc phục các vấn đề nêu trên cần phải nghiêm khắc xử lý các hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người tham gia kinh doanh , đối các nước trên thế giới vấn đề trốn thuế là tội rất nặng, được điều chỉnh trong bộ luật hình sự. đề nghị nên có hướng dẫn quy định thời gian cụ thể yêu cầu phải có nghĩa vụ nộp thuế , nếu quá thời gian các đối tượng phải nộp thuế mà không nộp thì coi như tội trốn thuế phải xử lý theo bộ luật hình sự. Còn vấn đề chống thất thu 6 lãnh vực đã nêu, nhà nước yêu cầu các đơn vị này hàng năm phải có thẩm định kiểm tra của các tổ chức kiểm toán trong hoặc ngoài nước do đơn vị tựthuê và báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cho ngành thuế quản lý. Bên cạnh đó các tổ chức thanh tra nhà nước hoặc chuyên ngành tăng cưọng công tác thanh tra giám sát các đơn vị nào có dấu hiệu hoạt động tài chính không lành mạnh. đối với các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản đang thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh hoàn thành dự án đâu tư đúng tiến độ , nhà nước tạo điều kiện về vốn vay kể cả trong và ngoài nước cho nhà đầu tư và người có nhu cầu mua căn hộ đã xây với mức lãi vay hợp lý, để giải phóng tình trạng bất động sản bị đóng băng hiện nay. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, hy vọng những năm tới tình hình nợ đọng thuế và thất thu thuế sẽ giảm , đồng thời thị trường bất động sản sẽ khởi sắc.
MINH TRÃ
Nguồn tin: Theo Tamnhin.net