Ảnh minh họa
đến thăm vưọn cam của gia đình anh Mai Văn Lạc, thôn 12, xã Nam Dong, một trong những người đi đầu trong phong trào trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Anh Lạc cho biết: trước đây vùng đất ở thôn 12 chủ yếu là đất thịt pha sọi không phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp cũng như cây màu, nếu trồng được cũng cho năng suất khá thấp, nguồn thu nhập lại không cao, đọi sống người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn. đến năm 2005, trong một lần đi tham quan ở đồng Nai anh nhận thấy vùng đất nơi đây khá giống với đất nơi anh sinh sống nhưng cây cam, quýt phát triển khá tốt, anh tự mày mò nghiên cứu chất đất ở hai nơi và mạnh dạn mua giống từ đồng Nai về trồng thử nghiệm cây cam trên 2 ha đất của gia đình. Sau 2 năm đưa vào trồng, cây cam, quýt bắt đầu cho thu hoạch với năng suất đạt khá cao, mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng trước đây, nhận thấy cây cam, quýt thích nghi với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng tại địa phương nên anh đã đầu tư mở rộng thêm diện tích. đến nay, toàn bộ gần 3 ha đất của anh đều trồng cam, quýt. Nhọ giá cả ổn định bình quân từ 8 đến 10 ngàn đồng/kg thu tại vưọn, thì mỗi ha trồng cam, quýt gia đình anh có thu nhập mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí trên 60 triệu đồng.
Theo anh Lạc trồng cam, quýt có nhiều ưu điểm như: không kén đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao, thời gian thu hoạch từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 12. Trồng cam, quýt không khó, cách chăm sóc chủ yếu là sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chia làm 3 đợt bón trong năm, thưọng xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt theo định kỳ, tưới đủ ẩm cho cây trong mùa khô, chú trọng thực hiện tốt việc phòng trừ côn trùng chích hút quả vào ban đêm.v.v..
Theo ông Lê Tế Dương, Chủ tịch Hội nông dân xã Nam Dong nhọ thời tiết năm nay thuận lợi cộng với kinh nghiệm và sự đầu tư chu đáo của bà con nông dân nên năng suất cây cam, quýt không ngừng được nâng lên, nhiều bà con nông dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi diện tích vưọn tạp sang trồng cây cam, quýt. Bên cạnh đó, Hội nông dân xã Nam Dong đã mở nhiều lớp tập huấn để bà con nông dân học họi, trao đổi kinh nghiệm trong trồng cam, quýt và hướng dẫn bà con nông dân chú trọng lựa chọn những loại giống cho năng suất cao để đưa vào thâm canh.
Với những kết quả mà mô hình trồng cam, quýt ở xã Nam Dong mang lại cho bà con nông dân. Hi vọng rằng, trong thời gian tới cây cam, quýt sẽ được bà con nông dân ở xã Nam Dong phát triển, từng bước chuyển đổi những diện tích vưọn tạp sang trồng cam, quýt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích./.
Nguồn tin: Đài truyền thanh huyện Cư Jút