|
Bộ trưởng Bộ KH-đT Bùi Quang Vinh |
Thưa bộ trưởng trong 85 tập đoàn DNNN và tổng công ty nhà nước hiện nay, thống kê có khoảng 30% đơn vị có tọ· lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đến 3 lần, liệu các doanh nghiệp nhà nước có phải là gánh nặng của ngân sách nói riêng và nền kinh tế nói chung hay không?
+ Trước hết DNNN nói chung và các tập đoàn tổng công ty nhà nước nói riêng là một lĩnh vực rất lớn trong nền kinh tế đất nước cho nên theo cá nhân tôi việc đánh giá các DNNN nói chung và các tập đoàn tổng công ty nói riêng chúng ta cần phải có quan điểm thận trọng, khách quan và công bằng.
Theo số liệu báo cáo của Bộ tài chính với chính phủ thì tổng số nợ của các DNNN là 1.008.000 tọ· đồng và trên vốn chủ sở hữu 790.000 tọ· đồng như vậy nó chiếm 1,36 lần. Như vậy bằng 1 nửa so với quy định, đây là đánh giá chung, nhưng trong đó cũng có tập đoàn tổng công ty, thì số đó lớn hơn nhưng nếu có là 3 lần thì tôi cho rằng đó chưa phải điều đáng lo ngại.
Vấn đề là anh vay anh có trả được không? các DNNN nói chung và các tập đoàn nói riêng, đã là đơn vị có cả 1 bề dầy lịch sử rất lâu đọi, đây là những đơn vị chủ chốt trong nền kinh tế của đất nước trong thời kỳ lịch sử phát triển nền kinh tế của nước ta, các thành phần này đóng góp rất lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc.
- Thứ hai là theo báo cáo của Bộ tài chính thì đa số các DNNN đều có lãi đến năm 2010 này thì theo số liệu báo cáo của Chính Phủ thì chỉ có 20% số doanh nghiệp, trên số DNNN tổng các tập đoàn DNNN hiện có, là lỗ và hòa vốn, còn 80% số DN là có lãi, số nộp lãi của DNNN nộp cho ngân sách nhà nước thì có tăng.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, 1 điều thực tế rằng việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực to lớn mà đất nước trao cho các DNNN các tập đoàn tổng công ty thì hiệu quả chưa thực sự là cao, chưa như mong muốn của nhân dân của đảng. đặc biệt cũng có 1 số tập đoàn, tổng công ty gần đây thì cũng có bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý.
Kết luận của các cuộc thanh tra, nhà nước cũng như báo chí thông tin đã đưa, nhất là những thất thoát, rồi những tham ô lãng phí lớn, thất thoát hàng trăm tọ· đồng, nghìn tọ· đồng của các đơn vị này, gây ra những bức xúc trong xã hội, và thực tế cũng rất bức xúc trong bộ máy nhà nước của chúng ta.
Chính những con sâu này, những điều này đã và đang làm lu mọ đi những công sức đóng góp to lớn, cơ bản của cả 1 hệ thống DNNN ,của quá trình phát triển đất nước.
Nó làm cho nhận xét, những đánh giá có phần nào đó rất tiêu cực DNNN, tôi nghĩ rằng đúng là cái sai đó cần phải xem xét, cần phải nghiêm trị nhưng mà những công sức của hàng vạn hàng triệu cán bộ, của công nhân viên chức, kỹ sư những người đã lăn lộn trong suốt cả quá trình để tạo ra những sản phẩm, những dịch vụ rất quan trọng cho nền kinh tế chúng ta,thì chúng ta cũng không nên phủ nhận.
Thưa bộ trưởng, những năng lực băn khoăn giám sát, của cơ quan quản lý đối với khối DNNN vì sao đối với khối quản lý giám sát, vì sao dầy đặc như vậy mà sai phạm vẫn cứ xảy ra, và xảy ra ở mức độ rất là nghiêm trọng?
-đúng là chúng ta có cả 1 hệ thống giám sát rất dầy đặc, các cơ bản cơ quan quản lý nhà nước, cũng như là 1 hệ thống kiểm tra giám sát. Nhưng cũng chợt phát hiện ra rằng những cái sai phạm ở các tập đoàn, tổng công ty có những sai phạm như vừa qua, thì tôi cho là rất nhiều nguyên nhân. Nhưng theo tôi thì có 2 nguyên nhân cơ bản.
+ Thứ nhất: Là những hạn chế yếu kém của hệ thống tập đoàn tổ chức của chúng ta hiện nay, vì chúng ta không chỉ có các bộ máy, các ngành, các cơ quan được giao trách nhiệm là quản lý, nhưng ngoài ra chúng ta còn có cả bộ máy quản lý chính trị, tổ chức đảng, cũng như công đoàn ngay trong DN, chúng ta có đầy đủ các chức năng để giám sát, đánh giá, hoạt động sản xuất, lãng phí, tham nhũng...
+ Thứ hai: Là chúng ta thấy rằng đây là trách nhiệm của quản lý trực tiếp của các tập đoàn tổng công ty, các DNNN được giao trách nhiệm thay mặt cho nhà nước quản lý các tập đoàn DNNN và trên các khung lý pháp luật thì hiện nay, thì cơ bản chúng ta đã có quy định rất là mạch lạc nhưng mà rõ ràng là qua các vụ việc sai ở Vinashin, Vinalines, hay 1 số các thanh tra
Thì các cơ quan thanh tra và các cơ quan điều tra đều có kết luận rõ ràng rằng những vụ thất thoát lớn, những vụ tiêu cực lớn nó có 1 nguyên nhân rất cơ bản đó là sự cố ý làm trái pháp luật, các cá nhân nào đó, họ biết là cái đó luật pháp không cho phép, họ biết là không được làm như vậy.
Nhưng vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích của 1 nhóm họ vẫn thực hiện trái với quy định luật pháp,, như vậy không chỉ vấn đề luật pháp, mà là còn vấn đề rất quan trọng trong những nguyên nhân gây ra các vụ việc tham ô lãng phí này, là họ cố tình báo cáo sai, họ cố tình gây thất thoát này để cho cá nhân.
Nên chúng ta nhận diện cho rõ mạch lạc 2 vấn đề này tôi nghĩ là như vậy 1 trong những nguyên nhân là không minh bạch, chưa có 1 sự minh bạch.
Thưa bộ trưởng đã nhiều nguyên nhân như vậy liệu chúng ta có cơ hội , giải pháp nào, để khắc phục hạn chế cái tồn tại, thậm trí cái sai phạm xảy ra hay không?
Tôi cũng như mọi người dân rất bức xúc, chính phủ cũng rất bức xúc trước những sai phạm như vậy, còn đau đơn chăn trở như vậy. Các tài sản rất lớn của nhà nước, về quản lý nó không hiệu quả ,thậm chí nó còn thất thoát lớn như vậy.
Vấn đề đặt ra ở đây là sau cuộc họp kỳ họp thứ III quốc hội khóa XIII vừa qua Thủ tướng chính phủ đã lập tức chỉ đạo các cơ quan nhà nước vào cuộc, và đặc biệt.
Cơ quan của tôi, ngay trong khi quốc hội chưa kết thúc, thì Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp, Bộ kế hoạch và đầu tư đac rà soát và liên tục ngày đêm để tập trật xem xét lại từng chuyên mục 1 của việc sửa đổi về quyền và trách nhiệm
Và trách nhiệm quản lý vốn đầu tư trong nhà nước đó là những quy định chung đây là vấn đề cần sửa đổi bổ sung để khắc phục các khiếm khuyết của chúng ta.
Về giải pháp, tôi cho rằng, cốt lõi nhất là có chế tài mạnh mẽ hơn nữa để buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính hàng năm như đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, cũng cần có chế tài để kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 132/2005/Nđ-CP. Theo đó, sẽ làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, giao quyền quản lý toàn diện trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước cho các bộ chuyên ngành. Hiện Bộ Kế hoạch và đầu tư đã hoàn thiện dự thảo và đầu tháng 7 này sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành.
Xin cảm ơn Bộ trưởng.
à kiến bạn đọc
CẦN KIÊN QUYẾT THAY đọ”I NGAY CÃC VỊ LÃNH đẠO TẬP DOANH NGHIọ†P NHÀ NƯỊC QUẢN Là YẾU KÉM KINH DOANH BỊ THUA Lọ– Trong những năm qua cũng có nhiều tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, điển hình như tập đòan Vinashin, Vinalines từ Chủ tịch hội đồng quản trị , Tổng giám đốc vv… bị sai phạm trong quá trình quản lý kinh doanh, làm thất thóat tiền của nhà nước và nhân dân, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật truy tố đưa ra xét xử , những việc làm trên đã gây mất niềm tin của người dân đối với các tập đòan doanh nghiệp nhà nước. để có hướng khắc phục để tập đòan doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước tiên cần phân lọai các đơn vị doanh nghiệp nhà nước nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả, nên tiếp tục duy trì từng bước cổ phần hóa, không phân biệt quy mô lớn hay nhọ. đối với các đơn vị tập đòan doanh nghiệp nhà nước làm ăn kinh doanh bị thua lỗ thất thóat ngân sách nhà nước kéo dài trên nhiều năm , việc đầu tiên cần phải kiên quyết thay ngay các vị Lãnh đạo tập đòan, Tổng giám đốc .Cần thiết xem lại quy mô của tập đòan hiện nay có phù hợp hay không? Nếu không phù hợp có thể giải thể , để lại các thành viên doanh nghiệp trực thuộc, nếu họat động kinh doanh tốt được tiếp tục tồn tại. Cần thay đổi tư duy việc bổ nhiệm các vị lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước như thời gian vừa qua, như trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HđTV Vinalines không biết quản lý kinh doanh, trong thời gian dài để cho hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng sau đó lại được cơ quan chủ quản là Bộ GTVT tiếp tục đề bạt cất nhắc và có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Nếu cách sử dụng con người như vậy không biết các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước có còn tồn tại nữa hay không? vì cuối cùng cũng phải phá sản, nhà nước không thể nào bao cấp mãi. Muốn tồn tại chỉ bằng cách lựa chọn người biết quản lý kinh doanh , đây là yếu tố quyết định, do vậy Nhà nước( Bộ Nội vụ) cần sớm nghiên cứu ban hành chính sách trong việc tuyển chọn các vị lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Có thể tổ chức lựa chọn bằng cách thi tuyển hoặc xét tuyển, các vị lãnh đạo các doanh nghiệp kể cả nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân biết kinh doanh , làm ăn kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm qua, thuê họ về làm Tổng giám đốc hay Giám đốc có thời hạn, nhà nước trả lương cho họ xứng đáng với công lao họ bọ ra, nếu mang đến hiệu quả kinh doanh lợi nhuận cao. Trước khi về nhận nhiệm vụ này họ phải trình bày phương án kinh doanh của tập đòan , doanh nghiệp , hiệu quả từ phương án kinh doanh mang lại trong thời gian đến. Nếu trong quá trình kinh doanh, vì sự chủ quan quyết đóan của mình làm thiệt hại thất thóat về tài sản nhà nước họ phải chịu trách nhiệm về vật chất . đối với các Bộ ban ngành có chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư phải có những văn bản quy định cụ thể ràng buộc các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh , nghiêm cấm các tập đòan doanh nghiệp tự ý đầu tư ra ngòai ngành, nếu phát hiện sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Hàng năm các cơ quan thanh tra nhà nước , kiểm tóan nhà nước tăng cưọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của đơn vị để chấn chỉnh.đối với các đơn vị phải chủ động hàng năm phải thuê kiểm tóan độc lập trong và ngòai nước kiểm tóan quá trình kinh doanh và phải báo cáo quyết tóan tài chính với Bộ chủ quản và Bộ tài chính cơ quan quản lý thuế. Trong những năm qua việc thanh tra, kiểm tra ít quan tâm đến các tập đòan đơn vị , để đơn vị tự ý chi tiêu vô nguyên tắc làm thất thóat ngân sách nhà nước, kinh doanh thua lỗ hàng chục ngàn tọ· đồng, đến khi phát hiện thì việc đã rồi , cuối cùng hậu quả bị dư luận phê phán Doanh nghiệp Nhà nước lỗ, dân chịu. Lãnh đạo tập đoàn doanh nghiệp nhà nước hầu như vô can, vẫn được cấp trên đề bạt cất nhắc vị trí cao hơn. MINH TRÃ