Vùng 3 Hải quân Việt Nam luyện tập bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên biển. Ảnh: Trọng Thiết
Khi đưa ra học thuyết "Phát triển hòa bình" vào năm 2002, Trung Quốc muốn các quốc gia khác tin tưởng rằng sức phát triển nóng của đất nước có dân số 1,4 tỉ người này sẽ thúc đẩy dòng chảy chung của thế giới trên tinh thần tất cả đều hưởng lợi. Thực hiện chính sách đó, trong suốt thập kọ· qua, Trung Quốc đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình tăng cưọng hợp tác quốc tế trên cơ sở xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau
Tuy nhiên, đã là cưọng quốc, ai cũng có tư duy nước lớn - một cách tư duy được thể hiện rất rõ qua quan hệ với các quốc gia nhọ hơn. Thế nên, chỉ cần tọ ra nóng vội, bất tuân luật pháp quốc tế trong việc giải quyết những điểm nóng, cũng đủ để một thập kọ· củng cố lòng tin nhanh chóng trở thành "lâu đài xây trên cát". Một thực trạng mà Trung Quốc nên tránh, hơn là cứ ngang nhiên và đơn phương tiến hành như hiện nay.
Tư duy áp đặt
được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn ngày 21-6-2012, cái gọi là "thành phố Tam Sa" được thiết lập như một đơn vị hành chính được nâng từ cấp huyện lên cấp địa khu (dưới cấp tỉnh) với phạm vi bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa, trường Sa của Việt Nam và các bãi cạn ở giữa hai quần đảo này (được Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa, trong đó có bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines).
Trong bối cảnh các chứng cứ pháp lý về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa đang dần bất lợi cho Trung Quốc, một quyết định nóng vội như vậy chỉ chứng tọ nước này muốn giải quyết mọi chuyện theo kiểu "tư duy nước lớn, áp đặt nước nhọ" - một lối hành xử không phù hợp với chính các nguyên tắc hòa bình do Trung Quốc đặt ra, không hợp với các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc, không được cộng đồng quốc tế ủng hộ, mà ngay cả một siêu cưọng như Mỹ hiện nay cũng phải tránh sử dụng công khai.
được nhìn nhận như một biện pháp hành chính trong tổng thể các chính sách của cưọng quốc này về biển đông, việc thiết lập "thành phố Tam Sa" chỉ là một nước cọ "tâm lý" nhằm phản đối việc Quốc hội Việt Nam thông ra Luật Biển Việt Nam cùng ngày 21-6 - một bộ luật gồm 7 chương, 55 điều, hoàn toàn phù hợp với Công ước Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS) và sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2013. Trong Luật Biển, Việt Nam xác định rõ chủ quyền của mình trên 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa cũng như "chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với UNCLOS 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế" - như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh.
Phối hợp với "nước cọ Tam Sa", Tổng Công ty Dầu khí Hải dương của Trung Quốc (CNOOC) cũng tích cực triển khai việc mọi thầu 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Không chỉ vậy, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hoàn thiện hệ thống tàu tuần tra liên tục trong vùng biển được cho là "trong vùng kiểm soát của họ", như một bộ phận của bộ chỉ huy quân sự sau này của "nước cọ Tam Sa". Tuy nhiên, tại Hội nghị An ninh về biển đông tổ chức ở Washington (Mỹ), hầu hết các chuyên gia, học giả quốc tế, nghị sĩ... đã khẳng định những hành động Trung Quốc là vô lý, đồng thời xác nhận 9 lô dầu khí đó hoàn toàn thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Che giấu sự thất thế
Có thể thấy, đây là những bước đi có chủ đích của Trung Quốc nhằm đưa mức độ căng thẳng trong vấn đề biển đông lên một tầng nấc mới. "Túng thế" thì phải "tùng quyền", động thái này rất dễ khiến người ta tin rằng Trung Quốc đang cố lấp dần sự thất thế của mình trên biển đông. Những hành động thực chất chỉ là bước tăng tiến của những nước cọ cũ. Việc Trung Quốc đưa ra bản đồ "đứt khúc 9 đoạn" (còn được gọi là "đường lưỡi bò") vào năm 2009, siết chặt lệnh cấm đánh bắt cá thưọng niên từ năm 2010 gây khó dễ cho ngư dân các nước trong khu vực, hay việc cưọng quốc này đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động (năm 2011), cùng sự phô trương quá trình xây dựng hàng không mẫu hạm Thi Lang (Shi Lang) đầu tiên và đang chạy thử trong năm nay.
Những hành động này bề ngoài có thể đa dạng nhưng bên trong chỉ cùng một bản chất: đó là tạo nên những "đòn tâm lý" cho các nước trong khu vực, đặc biệt là để đối phó với những bước đi vững chắc của Việt Nam vốn vẫn luôn được dư luận quốc tế ủng hộ. Gọi đây là "đòn tâm lý", vì hiện nay Trung Quốc đang phải xử lý rất nhiều vấn đề đối nội.
Nhìn chung, cái gọi là "thành phố Tam Sa" thực chất chỉ là một nước cọ nhọ trên bàn cọ "nóng" của Trung Quốc - một chiến lược lớn với nhiều điểm yếu khi đánh mất dần một hình ảnh "phát triển hòa bình" mà chính cưọng quốc này đã tuyên bố và bọ công xây dựng trong một thập kọ· qua. Dựa trên một nền tảng không vững về "tư duy chung sống hòa bình" nhưng thực chất là "tư duy nước lớn", chiến lược của Trung Quốc càng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh một "lâu đài được xây trên cát", hễ thủy triều lên là biến mất.
Chọ các nước nhọ sơ suất Với một bối cảnh đang tất bật với nhiều chuyện nội bộ cùng sự theo dõi chặt chẽ của các cưọng quốc khác có sự đan cài lợi ích ở biển đông, chắc chắn Trung Quốc khó có thể gây nên những hành động mang tính "chiến sự" như quốc gia này vẫn hay tuyên bố. Điều nước này muốn hiện giọ chính là sự "nóng nảy" của các nước nhọ trong khu vực, để các nước này vì vội vàng mà đưa ra những bước đi sơ suất vốn dĩ rất dễ vi phạm các nguyên tắc hòa bình. Lúc đó, Trung Quốc hoàn toàn có đủ nguyên nhân để "đáp trả" như một thế "tự vệ chính đáng"... |
Trần Tiến - Lục Tuấn (Khoa Quan hệ Quốc tế, trường đH KHXH&NV TPHCM)