Chống buôn lậu phải ngăn từ đầu nguồn

Thứ sáu - 23/03/2012 00:05 1.504 0
đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn còn hết sức phức tạp, đòi họi các đơn vị phải có những giải pháp quyết liệt hơn, trang thiết bị tốt hơn nữa, đặc biệt, cần làm cho lực lượng của chúng ta phối hợp tốt hơn, bền bỉ và dẻo dai hơn mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.

 
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh quan điểm trên tại hội nghị triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012 do Ban chỉ đạo 127 Trung ương tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.
 
Năm 2011, các lực lượng chức năng đã phát hiện gần 34.000 vụ buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng cấm hàng nhập lậu, trị giá trên 287 tọ· đồng. So với năm 2010, số vụ phát hiện tăng thêm 20% và trị giá hàng vi phạm đã tăng khoảng 43%. Cũng trong năm 2011, tình hình gian lận thương mại có biểu hiện giảm về trị giá song tăng về số vụ vi phạm. Các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý trên 35.000 vụ với trị giá hàng vi phạm trên 21 tọ· đồng. Số liệu này cho thấy, tình hình buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp với số lượng và quy mô lớn hơn trước. 
 
Theo dự báo của Bộ Công an, năm 2012 tình hình tội phạm kinh tế sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự gia tăng của các loại tội phạm mới. Hoạt động buôn lậu, hàng giả, trốn thuế vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, trong đó đáng chú ý là buôn lậu vàng, đô la; xuất khẩu khoảng sản than và quặng titan; nhập lậu ô tô, thuốc lá, các mặt hàng tiêu dùng... từ các nước láng giềng sẽ gia tăng trong những tháng cuối năm.
 
Cùng với đó, những khó khăn còn tồn tại đối với lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng được nhiều đơn vị đưa ra như: chế tài xử phạt các hành vi vi phạm còn nhẹ và chưa toàn diện; lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu mọng và thiếu các trang thiết bị hỗ trợ, do đó hiệu quả đấu tranh phòng chống buôn lậu chưa cao, nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại quy mô lớn, xuyên quốc gia... 
 
Theo bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, muốn ngăn hàng nhập lậu phải ngăn từ đầu nguồn các tỉnh biên giới, khi không ngăn được hàng từ biên giới thì việc chống kinh doanh hàng nhập lậu trong nội địa sẽ khó thực hiện triệt để. Chính vì vậy, Ban chỉ đạo 127 Trung ương cần tập trung chỉ đạo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ngay từ cửa khẩu, tuyến đường sắt, hàng không, đường bộ, "đừng thả gà ra rồi chúng ta mới đi bắt"- bà Mai nói.
 
Vấn đề kinh doanh với các nước láng giềng cũng được Tổng Cục Hải quan nhìn nhận có những lúc không thuận cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là chính sách biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan đề xuất: Thủ tướng Chính phủ nên giao cho một Bộ chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng thu thập, nắm bắt diễn biến sự thay đổi chính sách biên mậu của Trung Quốc để đưa ra những khuyến cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những thông tin cần thiết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tránh thiệt hại lớn về kinh tế, mặt khác cũng tránh được tình trạng hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu, đảm bảo an ninh, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.
 
Cùng quan điểm này, Bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, khẳng định: cần có đầu mối thông tin thưọng xuyên về các chính sách, biện pháp điều chỉnh của Trung Quốc về chính sách biên mậu, chính sách về mặt hàng trong từng thời kỳ cũng như mặt hàng và kỹ thuật vận chuyển hàng qua biên giới, thủ đoạn hợp thức hóa hàng lậu... 
 
đối với các giải pháp triển khai trong năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Ban chỉ đạo 127 Trung ương làm đầu mối chỉ đạo các đơn vị, địa phương rà soát, khắc phục ngay một số văn bản quy phạm pháp luật để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lách luật. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo 127 Trung ương phải hoàn thiện được hệ thống thông tin, làm thế nào để cập nhật thông tin kịp thời đến các lực lượng quản lý thị trường.
 
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, các đơn vị cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong những vụ buôn lậu có quy mô lớn và cần tập trung ban hành quy chế phối hợp. đối với nhóm "hàng nóng" cần phải có những giải pháp đặc biệt hơn để triển khai đồng bộ trên các tuyến biên giới trọng điểm.
 
Ban chỉ đạo 127 Trung ương cho biết, sẽ sớm hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình hành động quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ nay đến 2015, tầm nhìn đến 2020" nhằm thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và tăng cưọng hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chức năng tham gia công tác phòng chống buôn lậu. Cùng với đó, trong năm 2012, Ban chỉ đạo 127 Trung ương cũng sẽ đẩy mạnh công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đọi sống nhân dân; đồng thời, tăng cưọng kiểm tra về chất lượng hàng hóa, đo lưọng, ghi nhãn hàng hóa tại các cơ sở sản xuất, nơi có nguy cơ cao gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm...
 
đỗ Huyền
Ý kiến của bạn
 
CẦN XÁC đỊNH RÕ TRÁCH NHIọ†M CÁC NGÀNH CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC CHọNG BUÔN LẬU

         Công tác chống buôn lậu phải ngăn từ đầu nguồn là đúng, trong thời gian vừa qua do công tác quản lý kiểm tra, kiểm sóat, không tốt của các ngành chức năng như hải quan , quản lý thị trường , Biên phòng và các địa phương , nên để xảy ra tình trạng hàng hóa tuồn từ cửa khẩu biên giới, các cảng biển , sông ngòi vào nội địa và ngược lại, có những trường hợp như xe vận tải chở các lọai thực phẩm gia súc gia cầm kém phẩm chất, từ cửa khẩu có nguồn gốc từ Trung quốc về đến Hà nội, mới được quản lý thị trường phát hiện tịch thu và tiêu hủy. Các lọai hàng hóa buôn lậu qua biên giới chưa được đóng thuế hải quan đã làm thất thu ngân sách nhà lớn rất lớn. để làm tốt công tác chống buôn lậu hàng hóa, cần phải xác định trách nhiệm rõ ràng đối với các ngành các cấp .
        Nếu tại các cửa khẩu biên giới , cảng hàng không, cảng biển thì trách nhiệm chính của ngành hải quan phải phối hợp tốt với đơn vị biên phòng ; hàng hóa đã vào nội địa thì trách nhiệm chính đơn vị quản lý thị trường của các địa phương, nếu người dân tuồn hàng qua biên giới không qua các cửa khẩu quy định, thì các cấp chính quyền địa phương tại nơi đó phải có trách nhiệm tổ chức lực lượng để truy quét, ngăn chặn , xử lý vi phạm các đối tượng buôn lậu. để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu tại các cửa khẩu, nhà nước cần phải trang bị hệ thống camera cử cán bộ để theo dõi ghi nhận hàng ngày, việc xuất nhập hàng hóa tại cửa khẩu, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm.
        Kiên quyết đưa ra khơi ngành đối với cán bộ hải quan thóai hóa biến chất thông đồng tiếp tay với các tổ chức cá nhân có hành vi buôn lậu trốn thuế nhà nước. Nhà nước cần có chính sách bồi dưỡng thích đáng đối với các lực lượng tham gia chống buôn lậu để họ yên tâm, không dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo tiêu cực. Nhà nước cần ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác chống buôn lậu như hải quan, biên phòng, công an , quản lý thị trường vv…xác định rõ trách nhiệm từng ngành tham gia phối hợp . Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên hy vọng công tác chống buôn lậu sẽ đạt được kết quả khả quan.

MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay3,657
  • Tháng hiện tại51,155
  • Tổng lượt truy cập41,231,756
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây