Theo đó, huyện đã chỉ đạo cho các ngành chuyên môn và các đoàn thể tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh, tăng vụ. Thông qua các mô hình trình diễn giới thiệu những loại giống cây trồng cho năng suất và giá trị sản phẩm cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của địa phương. đồng thời khuyến cáo bà con nông dân sử dụng những loại giống cây trồng phù hợp với từng vùng, từng thời vụ, nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Theo thống kê, năm 2011, tổng diện tích gieo trồng của huyện đã tăng trên 28.000 ha, trong đó, đất trồng cây hàng năm đạt trên 16.000 ha, đất trồng cây lâu năm trên 12.000 ha, đất nuôi trồng thủy sản có 475 ha… ọž nhiều địa phương trong huyện bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung cây lương thực, cây công nghiệp, rau, hoa quả trên cơ sở thâm canh, sử dụng giống mới có chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong, ngoài huyện và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tiềm năng về đất đai và lao động nông nghiệp, những kết quả nói trên chưa thật tương xứng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổng giá trị thu nhập của từng lĩnh vực trong nền kinh tế nông nghiệp ở đây cũng có sự mất cân đối, chưa rõ lĩnh vực nào là mũi nhọn, là đầu tàu. Thêm nữa, tính bền vững vẫn còn khá mọ nhạt. Chẳng hạn, tình trạng cạnh tranh cây trồng giữa cây bông vải với cây ngô, đậu; giữa cà phê, cây điều với cây cao su, cây mía… vẫn còn diễn ra phổ biến. Việc nuôi trồng thủy sản chưa thật sự đúng theo quy hoạch, chưa mang lại giá trị đích thực. Còn trên lĩnh vực lâm nghiệp, hiện tại việc thực hiện các chương trình trồng rừng phần nhiều vẫn còn "ăn theo" của các chương trình, dự án chứ chưa được "xã hội hóa" một cách triệt để. Có lẽ vì những điều này nên giá trị sản phẩm bình quân hàng năm của kinh tế nông nghiệp huyện Chư Jút mấy năm qua mới đạt dưới 50 triệu đồng/ha và thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp còn ở mức khá khiêm tốn…
|
Triển khai mô hình trồng keo lai tại xã đắk D’rông (Chư Jút) bước đầu mang lại hiệu quả |
Theo ông Lê Văn Công, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì để tạo đà cho sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển vững chắc, huyện đã xây dựng nhiều chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HđH nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc chỉ ra những khó khăn, thuận lợi mang tính khách quan và chủ quan, các chương trình, đề án còn bám sát vào công tác quy hoạch sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng từng vùng… để bố trí sản xuất hợp lý hơn. Cụ thể, ở các xã như Nam Dong, Ea Pô, đắk D’rông, đắk Wil… ngoài việc xây dựng các trung tâm giống cây trồng ngắn ngày chất lượng cao thì huyện còn tập trung phát triển các loại cây đặc thù là cà phê, điều, hồ tiêu, ca cao, cao su, cây ăn quả... Trong đó, riêng cây cao su đến năm 2020, huyện sẽ phấn đấu nâng tổng diện tích lên trên 5.000 ha. Về lĩnh vực chăn nuôi, huyện sẽ tiếp tục thực hiện dự án cải tạo đàn bò địa phương bằng giống bò đực lai Brahman và khảo sát vùng phát triển chăn nuôi gia súc tập trung trong huyện với diện tích 250 ha được xem là chìa khóa để phát triển đàn gia súc của địa phương. Trong định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, ngoài việc phân vùng cho từng loại hình nuôi trồng, hiện địa phương cũng đang nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá đặc sản như cá lăng đuôi đọ, cá mõm trâu… trên sông Sêrêpốk để tận dụng lợi thế tự nhiên. Huyện còn lồng ghép kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn với chương trình xây dựng nông nghiệp công nghệ cao để hiện thực hóa các chỉ tiêu, giải pháp cũng như góp phần đào tạo nghề cho nông dân, phát triển làng nghề nông thôn và chuyển giao khoa học kỹ thuật... Ngoài ra, các vấn đề về cơ chế, huy động nguồn lực, chính sách đất đai, khuyến nông, xây dựng thị trường tiêu thụ cũng được huyện hết sức chú trọng.
|
Nông dân Chư Jút thu hoạch lúa. Ảnh: Y K’răk |
Có thể nói, với chiến lược đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, bằng việc thực hiện đồng bộ các mục tiêu trong công tác chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, đã tạo ra một khí thế mới trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Qua đó, ngành Nông nghiệp địa phương giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây trồng, vật nuôi và góp phần đưa ngành nông nghiệp của huyện vươn lên mở hướng đi mới.
Bài, ảnh: Văn Tâm