Chương trình bố trí ổn định dân cư các vùng đặc biệt giai đoạn 2013 - 2015

Thứ năm - 29/11/2012 01:20 1.221 0
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1776/Qđ-TTg phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

 
Chương trình này áp dụng cho việc bố trí ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước tại các vùng: Thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, ngập lũ, xâm nhập mặn, sóng thần, nước biển dâng); đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, tác động phóng xạ, ô nhiễm môi trường, các làng chài trên sông nước, đầm phá); biên giới, hải đảo (gồm cả khu kinh tế quốc phòng); vùng di cư tự do đến đọi sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng trên địa bàn cả nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.


Mục tiêu chung của Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đọi sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.


Cụ thể, giai đoạn 2013 - 2020 thực hiện bố trí ổn định 160.000 hộ, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 bố trí ổn định 55.900 hộ, bao gồm: 32.100 hộ vùng thiên tai; 6.600 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 8.600 hộ vùng biên giới, hải đảo; 8.600 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.


đồng thời, phấn đấu giảm tọ· lệ hộ nghèo ở vùng dự án bố trí dân cư từ 1,5% - 2%/năm; tọ· lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt từ 70% - 80%, sử dụng điện đạt từ 90% - 95%; tọ· lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt từ 70% - 80%.


Việc thực hiện Chương trình cần đảm bảo nguyên tắc: bố trí dân cư phải phù hợp với Quy hoạch bố trí dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan; bố trí ổn định dân cư là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái; bố trí ổn định dân cư phải tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài; bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, kết hợp với ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình bố trí dân cư.


Việc bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh. Hộ gia đình bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có), nhà ở, lương thực và các hỗ trợ khác; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển dịch vụ sản xuất tạo điều kiện ổn định đọi sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư.


Ngoài ra, bố trí ổn định dân cư phải hướng tới hình thành các điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc.


Nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, Chương trình cũng đưa ra một số nhóm giải pháp thực hiện như nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp liên quan đến phát triển sản xuất; các giải pháp về vốn; về tuyên truyền vận động.


Theo Quyết định, tổng mức vốn thực hiện Chương trình Bố trí dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (không bao gồm nguồn vốn đầu tư các dự án thuộc khu kinh tế quốc phòng và các đề án bố trí dân cư đặc thù theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ) là 16.774 tọ· đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 12.990 tọ· đồng, vốn sự nghiệp kinh tế 3.784 tọ· đồng.
 
V.D (Theo Chinhphu.vn)

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay2,377
  • Tháng hiện tại14,226
  • Tổng lượt truy cập40,977,099
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây