Ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc NHNN Việt Nam |
Cũng theo ông Bình, quyết định giảm hàng loạt lãi suất điều hành của NHNN sẽ giúp mặt bằng lãi suất cho vay vốn còn trung bình 14,5 - 16,5%/năm. "Nếu so với năm ngoái, mức lãi suất này đã giảm mạnh, nhưng so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, mức lãi suất này vẫn cao. Do vậy, cùng với nỗ lực kiềm chế lạm phát chung, NHNN sẽ điều hành mỗi quý hạ lãi suất trung bình 1% mỗi quý", ông Bình nói.
Cơ sở nào để NHNN ra quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành, thưa thống đốc?
Chúng ta thấy rằng lạm phát từ tháng 8.2011 trở lại đây có chiều hướng giảm, tín hiệu tốt, tiền đề để tính hạ lãi suất. đó mới là điều kiện cần thôi, điều kiện đủ là thanh khoản hệ thống. Sau rất nhiều năm hệ thống tăng trưởng tín dụng quá nóng, hệ số sử dụng vốn ở mức cao, toàn hệ thống có tới trên 100%; 80% vốn huy động ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn tới 40%. Tình trạng này đã tích tụ nhiều năm, tạo ra khó khăn thanh khoản... ọž một góc độ nào đó thì chúng tôi có thể giảm lãi suất sớm hơn, khoảng từ 20.2.2011, nhưng chúng tôi cần thị trường bộc lộ rõ xu hướng trước đã. Và vừa qua, các ngân hàng lớn, trung bình, nhọ lành mạnh đồng loạt có các chương trình giảm lãi suất cho vay. Thậm chí có tổ chức tín dụng (TCTD) huy động 1 tháng chỉ còn 12% - 13%/năm. Với xu hướng này của thị trường, kết hợp phân tích các yếu tố từ vĩ mô, nên NHNN quyết định thời điểm này này hợp lý để hạ mặt bằng lãi suất.
Việc sử dụng trần lãi suất như một công cụ hành chính trong điều hành thị trường, theo thống đốc có hiệu quả?
Trong nền kinh tế thị trường, sử dụng các công cụ thị trường là tốt nhất. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, chúng ta vẫn có thể áp dụng các biện pháp hành chính. Hiện nay, tình hình của chúng ta đã cải thiện, nhưng chưa ổn định bền vững, lâu dài nên vẫn phải áp dụng giải pháp hành chính. Nếu ổn định bền vững trong một, hai tháng nữa, chúng ta có thể tính tới bọ trần lãi suất.
Việc giảm một loạt lãi suất điều hành sẽ tác động như thế nào đến mặt bằng lãi suất cho vay vốn tới đây?
NHNN chưa quyết định giảm trần lãi suất huy động thì trên thị trường đã có chuyển biến tích cực. Nay chúng tôi đồng loạt giảm các lãi suất điều hành, sẽ tạo điều kiện để các TCTD có các nguồn vốn rẻ hơn để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Năm ngoái, khi chúng ta đặt trần lãi suất huy động 14%, lãi suất cho vay dao động 17 - 19%. Năm nay, kết hợp việc giảm lãi suất với kỳ vọng lạm phát, lãi suất cho vay sẽ từ 14,5% - 16,5%/năm. Mức lãi suất này, nếu so với năm ngoái thì thấp, nhưng so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn cao. Do vậy, nếu nỗ lực kiềm chế lạm phát của chúng ta đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra thì trung bình mỗi quỹ giảm được 1% lãi suất. Và sau đó là bọ trần lãi suất huy động, hoạt động vay - mượn, huy động của các TCTD thì thọa thuận như trước đây.
Còn nếu lạm phát tăng thì lãi suất có tăng trở lại?
Theo ông Bình, việc đồng loạt giảm các lãi suất điều hành sẽ tạo điều kiện để các TCTD có các nguồn vốn rẻ hơn để giảm mặt bằng lãi suất cho vay |
Giảm lãi suất lần này trong bối cảnh tăng giá các mặt hàng, đặc biệt là năng lượng. Tuy nhiên, theo bộ Tài chính, nếu tăng 10% giá năng lượng thì ảnh hưởng tới lạm phát đến cuối năm là 0,64% - mức này theo chúng tôi không phải là ảnh hưởng quá lớn. Còn trong trường hợp lạm phát lại tăng lên, nếu chỉ tăng một, hai tháng hay thời gian ngắn mang tính hiện tượng thì không phải bản chất, nhưng nếu tăng mang tính ổn định và khách quan, thì lãi suất cũng sẽ phải điều chỉnh tăng lên. Tuy nhiên, NHNN vẫn lấy Năm nay, chiều hướng đó tọ· trọng có thể xẩy ra là rất thấp và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn là trên cơ sở định hướng điều hành kiềm chế mức lạm phát dưới 10% của Chính phủ.
Xin Thống đốc cho biết tình hình huy động từ đầu năm đến nay? Việc hạ lãi suất huy động liệu có khiến nguồn vốn vào ngân hàng sụt giảm không?
Thông thưọng huy động vốn trước Tết nguyên đán giảm mạnh và năm ngay cũng không tránh khỏi thông lệ đó. Tháng 1 vừa qua, huy động vốn giảm mạnh, từ tháng 2 bắt đầu tăng lên. Nếu tính cả mức tăng mới so với mức giảm trong tháng 1, từ cuối 2011 đến giọ là tăng hơn 1%, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay. Huy động vốn sẽ có xu hướng tăng ổn định. Liên tục trong 2 tháng vừa qua SBV mua ngoại tệ, người ta bán USD để lấy VND, chúng tôi có thể khẳng định huy động vốn sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, đảm bảo cân đối nguồn.
đến thời điểm này, dự trữ ngoại hối của chúng ta là bao nhiêu, thưa thống đốc?
Dự trữ ngoại hối thì tôi không đủ thẩm quyền công bố, chỉ có thể thông tin chung thế này: Nếu đầu 2011 dự trữ ngoại hối của chúng ta là 100%, đến cuối 2011 đạt 150%, đến giọ so với cuối 2011 là 130%. Nếu kinh tế vĩ mô như kịch bản thì chúng ta có thể đạt được mức chuẩn của IMF cho các nước về dự trữ ngoại hối.
Tốc độ tăng vốn huy động ảnh hưởng ra sao đến tăng trưởng tín dụng?
Tính đến 8.3, tăng trưởng tín dụng của chúng ta giảm khoảng 2,25% theo báo cáo của các TCTD, nhưng theo phân tích của NHNN thì giảm khoảng 1,27%. Vì sao, vì nhiều TCTD những ngày cuối 2011 họ tăng tín dụng ảo để lấy khối lượng dư nợ tín dụng lớn vì biết răng 2012 NHNN không cào bằng tọ· lệ nữa, muốn đưa lên cao để có khối lượng lớn. Chúng tôi theo dõi cuối 2011 vài ngày cuối tăng rất cao, loại bọ khoản ảo như vậy thì giảm khoảng 1,27%. Tuy nhiên, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng đó cũng không nằm ngoài quy luật, tháng Giêng ăn chơi, ra Tết tín dụng giảm, ít vay; sau đó mới quay lại bắt tay sản xuất thì mới tăng trở lại. Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng từ tháng 2 bắt đầu tăng trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng 1.
Có nhiều ý kiến lo ngại, tiêu chí phân loại tổ cức tín dụng không rõ ràng, dễ dẫn đến tình trạng "chạy" chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Quan điểm của Thống đốc về vấn đề này như thế nào?
Nếu có cái gì đó khuất tất, không công bằng thì các TCTD phải là những người phản ứng mạnh nhất, vì quyền lợi của họ. Nhưng đến nay các TCTD cơ bản là đồng tình, vì không ai hiểu họ hơn chính họ.
Xin cảm ơn thống đốc!
à kiến của bạn
CÓ THọ‚ BọŽ TRẦN LÃI SUẤT HUY đọ˜NG- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỊC NÊN QUY đỊNH TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY CHO CÃC DOANH NGHIọ†P
đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, từ trước đến nay nhà nước quy định khung lãi suất huy động đối với tiền gửi tiết kiệm, còn việc cho các doanh nghiệp vay theo thọa thuận với ngân hàng.Hiện nay chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng hóa trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tôi nhà nước quy định khung lãi suất cho vay của ngành ngân hàng đối với các doanh nghiệp vay , không cần thiết quy định lãi suất đối huy động tiền gửi tiết kiệm, từng ngân hàng tự hạch tóan nên huy động mức tọ· lệ % nào thấy có lãi và bù đắp chi phí .Nếu thực hiện được như vậy chắc chắn các ngân hàng sẽ có lãi và doanh nghiệp cũng có lãi.Ngân hàng nhà nước kiểm tra nếu ngân hàng nào cho vay đối các doanh nghiệp vượt quy định sẽ xử lý nghiêm đối ngân hàng này.đây cũng là giải pháp chính sách của nhà nước trong việc điều tíêt hài hòa giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp. Chứ không để tình trạng ngân hàng lãi to doanh nghiệp điêu đứng.
MINH TRÃ
Nguồn tin: Theo Tamnhin.net