Đông đảo người dân đã đến tham dự triển lãm. Ảnh: H.V.M |
CẦN ĐẨY MẠNH TRIỂN LÃM CÔNG BỐ TƯ LIỆU CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI Vừa qua được ông Trần Thắng Chủ tịch Hội Văn hóa- Giáo dục Việt Nam tại Mỹ đã gửi tặng nhân dân Đà Nẵng tổng cộng 150 tấm bản đồ và 3 tập Atlat cổ. Các bản đồ cổ xác nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam; Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Trung quốc liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ“đường lưỡi bò”. Cho in bản đồ đường lưỡi bò vào hộ chiếu nhằm mục đích của Trung Quốc là xác nhận chủ quyền biển đông bao gồm hai quần đảo Hòang sa và Trường sa của Việt nam. Nay Trung Quốc chuẩn bị xuất bản bản đồ mới nêu tên 130 đảo ở biển Đông, trong đó có nhiều đảo thuộc chủ quyền Việt Nam; Tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa, thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đảo đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là việc làm trắng trợn vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời xác nhận quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Để cho các nước trên thế giới biết ủng hộ Việt nam, đề nghị Bộ ngọai nước ta cho hệ thống lại tòan bộ các chứng cứ pháp lý in thành một cuốn sách và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; vì thực tế hiện nay có nhiều học giả trên thế giới muốn tìm hiểu, nhưng có tài liệu để đọc từ đó có quan điểm chính kiến của mình. Đây là việc cần làm ngay hết sức cần thiết và đề nghị Bộ ngọai giao nước ta sớm đệ trình tư liệu chứng cứ nêu trên lên Liên hiệp quốc để Tòa án quốc tế về Luật biển của Liên hiệp quốc đứng ra giải quyết tranh chấp. MINH TRÍ
Nguồn tin: Lao động