Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã thực hiện việc thanh, kiểm tra độc lập tại 120 cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua đó, chi cục đã phát hiện được 93 cơ sở vi phạm về ATVSTP, chiếm tới 77,5% số cơ sở được kiểm tra. Ngoài ra, thời gian này, 125 đoàn thanh, kiểm tra ở các tuyến cũng đã tổ chức kiểm tra tại 2.317 cơ sở thực phẩm khác trong toàn tỉnh.
|
đoàn Kiểm tra liên ngành tiến hành tiêu hủy thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Cửa hàng kinh doanh và bình ổn lương thực của Công ty TNHH Bình Tây ở thị trấn Kiến đức (đắk R’lấp) |
Kết quả cũng đã cho thấy, tổng số cơ sở vi phạm về ATVSTP chiếm tọ· lệ rất cao, với 31,7%. Các lỗi vi phạm chủ yếu của các cơ sở là kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia ở môi trường không đảm bảo vệ sinh; kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng; chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm chưa được tập huấn kiến thức ATVSTP, không khám sức khọe định kỳ; không tổ chức lưu mẫu hoặc lưu mẫu không đúng quy định...
Toàn tỉnh hiện có tổng số 34 cơ sở thuộc loại hình dịch vụ ăn uống thì có tới 21 cơ sở là bếp ăn tập thể ở các trường học. Song, khi kiểm tra thì chỉ có 13 cơ sở chấp hành việc làm giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP trước khi đi vào phục vụ cho các học sinh bán trú tại trường...
Mặc dù số cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh rất lớn, song do nhiều nguyên nhân nên công tác quản lý Nhà nước về ATVSTP ở các tuyến vẫn còn nhiều bất cập. được biết, hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của tỉnh thưọng ở quy mô nhọ lẻ, lại mang tính thời vụ, hoạt động thiếu ổn định, công nghệ lạc hậu... nên cũng gây không ít khó khăn cho việc quản lý và triển khai thực hiện áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng ATVSTP của cơ quan chức năng.
Hiện tại, Ban Chỉ đạo ATVSTP đã được thành lập ở tất cả các tuyến, ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các ban chỉ đạo từ tuyến huyện, thị xã đến cấp xã, phưọng, thị trấn lại không được thưọng xuyên và hiệu quả.
Nguyên nhân là do nguồn nhân lực ở các tuyến này vừa thiếu và yếu so với yêu cầu nhiệm vụ công việc. Hiện tại, 8/8 huyện, thị xã đều chưa có cán bộ có trình độ đại học làm công tác ATVSTP. Trong khi đó, mỗi khoa ATVSTP thuộc Trung tâm Y tế của các huyện, thị xã lại chỉ có từ 1 đến 2 người.
Ngoài ra, hiện nay, hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức ở tuyến huyện, thị xã và xã, phưọng làm công tác ATVSTP cũng chưa được đào tạo chứng chỉ về thanh tra chuyên ngành nên rất khó khăn khi xử lý công việc.
Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hoạt động do Trung ương cấp về thưọng quá trễ. Số kinh phí cấp cho các hoạt động bảo đảm ATVSTP ở các tuyến lại không nhiều. Mỗi năm, bình quân mỗi huyện, thị xã chỉ được cấp khoảng 70 triệu đồng nên rất khó cho các tuyến khi triển khai các hoạt động liên quan.
Phương tiện, máy móc kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra và kiểm nghiệm phân tích mẫu cũng chưa được trang bị... Điều này cũng đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý cũng như thanh, kiểm tra cho các đơn vị.
Bài, ảnh: Lê Dung