Hiệu quả từ luân canh cây trồng

Thứ tư - 11/07/2012 03:54 4.167 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Những năm trước đây, thông thưọng nông dân trên địa bàn tỉnh chỉ trồng độc canh cây lúa hoặc cây đậu đỗ liên tục trong nhiều vụ nên thu nhập không cao. Do đó để giúp người dân thay đổi cách làm, cách nghĩ, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai các mô hình luân canh cây trồng và đã đưa lại những hiệu quả cao.





Nông dân xã Nâm N’đir (Krông Nô) trồng luân canh từ lúa - ngô...
 



Tại đắk Mil, Chư Jút, sau khi được hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, nhiều hộ gia đình đã áp dụng biện pháp luân canh với mô hình "đậu đỗ - bông vải" hoặc "đậu xanh - ngô" đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần.
 
Ông Trần Văn Chấp, ở xã đắk D’rông  (Chư Jút) cho biết: "Trước đây, do thói quen nên cứ đến vụ hè thu là mọi người nhất định phải trồng đậu tương. Hết năm này qua năm khác không những giống đậu tương bị thoái hóa mà đất đai cũng bạc màu theo. Nhận thấy điều đó và được sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, tôi đã áp dụng biện pháp luân canh một cách linh hoạt và đảm bảo kỹ thuật. Vụ hè thu trồng ngô thì thu đông trồng bông vải, đậu xanh, đậu tương…".
 
Còn đối với diện tích đất hay bị ngập nước, chỉ sản xuất được một vụ lúa, bà con tranh thủ thời điểm đầu mùa khô để xuống giống đậu xanh. Vì cây đậu xanh là cây màu ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 65 - 80 ngày nên dễ đưa vào cơ cấu mùa vụ luân canh với lúa.
 
Khi thu hoạch đậu xanh xong, bà con nông dân làm đất cấy lúa là vừa. Theo đó, nếu năm nay bà con lấy cây lúa làm cây trồng chính thì sang năm lại lấy cây đậu xanh để thế chỗ. Theo các nhà khoa học, cây đậu xanh có khả năng chịu hạn khá tốt, trồng đậu còn giúp cải tạo và bồi dưỡng đất nhọ vào các nốt sần ở rễ đậu và phần thân lá rụng xuống cung cấp thêm chất mùn cho đất.




... đến khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao
 




Tương tự, đối với bà con nông dân huyện Krông Nô thì trong vụ đông xuân hàng năm, nhiều diện tích đất ruộng khó khăn về nước tưới nên bà con đã tiến hành trồng ngô, khoai lang… Mô hình luân canh lúa - ngô, khoai lang đã được nông dân các xã như Nâm N’đir, đức Xuyên, Quảng Phú… áp dụng khá hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao.
 
Cũng theo bà con nông dân, cây ngô, cây khoai lang là cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đương với cây lúa, nhưng có ưu điểm là nhu cầu về nước tưới không cao, lại ít dịch bệnh nên phù hợp với những vùng có nguy cơ bị hạn cuối vụ.
 
Ngoài ra, trồng cây ngô hay các loại cây đậu đỗ xen canh hoặc luân canh còn giúp cải tạo, tăng độ phì cho đất. Qua tìm hiểu, việc phát triển mô hình luân canh "lúa - đậu xanh", "lúa - cây ngô, khoai lang" ở các địa phương đã giúp các hộ nông dân thu về lợi nhuận khá cao.
 
đơn cử, qua kết quả so sánh của ngành Nông nghiệp thì năm 2011, cùng trên một diện tích đất, nhưng trước đây, bà con trồng thuần cây lúa, hoặc cây hoa màu thì thu nhập chỉ đạt 15 - 20 triệu đồng/ha/vụ. Nhưng từ thực tế áp dụng mô hình luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ ngô, hay luân canh cây ngô - đậu xanh - đậu tương - bông vải… sau mỗi mùa vụ đã giúp nông dân có thu nhập vượt trội với "mức đỉnh" là 80 triệu đồng/ha/năm.
 
Có thể nói, mô hình canh tác luân canh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã mang lại nhiều kết quả thiết thực. Góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động trong mùa giáp hạt. đồng thời, giúp tăng hệ số sử dụng đất, cải tạo đất, giảm chi phí đầu tư và giảm áp lực cho đất do quá trình canh tác thiếu khoa học mang lại.
 
Bài, ảnh: Văn Tâm

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay5,864
  • Tháng hiện tại57,234
  • Tổng lượt truy cập41,125,037
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây