Cư K'Nia: khởi sắc từ chương trình 135

Thứ tư - 02/05/2012 03:08 2.799 0
được tách ra từ xã Trúc sơn năm 2002, xã Cư K’nia là một địa phương nghèo nhất huyện Cư Jút, cái nghèo còn kéo dài thêm 3 năm nữa bởi xã có diện tích khá rộng song chỉ toàn đất hoang kém màu mỡ. Ấy vậy mà lúc ấy cũng đã có tới hơn 4.000 nhân khẩu đến cư trú trước năm 1998 sống rải rác ở các khu đất thấp để canh tác duy nhất hai loại cây lương thực là lúa nước và bắp nhưng cho năng suất rất thấp.

Một khu l� ng T� y xã Cư Knia

Một khu làng Tày xã Cư Knia

Năm 2005, Cư Knia tiếp nhận chương trình 135 giai đoạn I, ngay sau đó ít tháng con đường nhựa liên xã Cư Knia - Trúc sơn và Cư Knia - Đăk Drông đã hoàn thiện và ủi mở rộng con đường mòn từ ngã ba thôn 7 vào đến thôn 10 dài 7 km để các phương tiện vận chuyển nông sản và bà con đi lại hết cảnh lầy lội, sình sụp, bụi bặm khốn khổ. Song song với việc làm đường, vốn 135 tiếp tục được đầu tư kéo điện lưới đến 5 thôn vùng sâu, trong đó có có hai làng đại đa số là người Hơ Mông thuộc thôn 10, cách trung tâm xã tới 7 cây số. Trạm y tế được sửa sang và xây cất thêm đủ phục vụ người bệnh trong địa phương và nhiều hộ dân thuộc khu vực thôn Tân định, xã Đăk Gằn (Đăk Min) là thôn tiếp giáp với xã khi cần thiết. Cũng năm 2005, ngoài một trường Tiểu học và trường Trung học Cơ sở đã xây dựng trước đó 2 năm, vốn 135 còn xây tiếp một phân hiệu cấp Tiểu học gồm 6 lớp học 2 ca tại thôn 8 để con em người Hơ Mông, Tày, Nùng ở 4 thôn là 7, 8, 9, 10 không phải đi học xa, từ việc này đã khuyến khích được tới 95% trẻ nhọ trong độ tuổi cấp Tiểu học tới lớp mà trước đó tỉ lệ tới lớp của con em các thôn nói trên chưa năm nào đạt tới 70%. Hiện tại toàn xã có tới 10 công trình nước sạch, trừ những hộ ở rải rác trong rẫy xa, còn lại đã có 100% số hộ ở tập trung thành khu dân cư đã có nước sạch đến tận nhà. Như vậy cả 4 công trình quan trọng phục vụ dân thiết thực nhất đã hoàn thành sau 18 tháng kể từ khi tiếp nhận vốn 135. Theo lời ông Nguyễn Văn Hách, nguyên là Chủ tịch UBND, nay là Bí thư đảng uọ· xã thì, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương tất cả đều được công khai dân chủ, ngoài việc thành lập ban Giám sát thực hiện chương trình 135 còn có cán bộ tự quản thôn, các đoàn thể thôn và đại diện dân tham gia lập kế hoạch, chuẩn bị dự án và nghiệm thu, vì lẽ đó mà việc thất thoát, lãng phí trong xây dựng chưa có xảy ra.
Khi cơ sở hạ tầng thiết yếu đầy đủ, chính quyền địa phương phối hợp với các ban ngành xã, đoàn thể các thôn và được sự giúp đỡ nhiệt tình của Khuyến nông huyện, đã thưọng xuyên vào tận các thôn, bản vận động bà con các dân tộc cải tạo đất xấu bằng phân gia súc, gia cầm ủ mục, bọ hẳn lối canh tác lạc hậu và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhọ vậy mà sau 2 vụ nông sản liên tiếp trúng mùa bà con phấn khởi làm theo và phổ biến kinh nghiệm cho các khu dân cư khác để cùng có năng suất cao. Bên cạnh đó, chương trình 135 còn hỗ trợ cây, con giống cho những gia đình dân tộc thiểu số nghèo, Hội Phụ nữ xã phối hợp với cán bộ Khuyến nông và Thú y hàng tháng tổ chức hội thảo đầu bọ kèm theo kỹ thuật chăn nuôi có hiệu quả, giới thiệu triệu chứng của một số bệnh mà gia súc thưọng mắc phải để phòng, khi bị bệnh có thú ý tới ngay để kịp thời chữa trị…
Chương trình 135 giai đoạn I đã làm khởi sắc một địa phương vốn từng nghèo khó nhất huyện và địa phương đang tiếp nhận giai đoạn 2, tin rằng cứ đà phát triển này chẳng bao lâu xã Cư K’nia sánh ngang tầm các xã lân cận, điều ấy thể hiện ở sự cố gắng, cần cù và dân trí đã được nâng cao của bà con các dân tộc trong toàn xã.

Nguồn tin: Аài truyền thanh huyện Cư Jút

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay5,913
  • Tháng hiện tại57,283
  • Tổng lượt truy cập41,125,086
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây