Bắt đầu từ năm 2005 Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư Jút ra đọi, sau khi khảo sát rõ tình hình địa phương xã Đăk Drông thấy tiềm năng phát triển kinh tế khá lớn, nên lãnh đạo Ngân hàng đặc biệt quan tâm mạnh tay cho gần 500 hộ nằm trong diện nghèo vay tới 5 tỉ đồng dưới hình thức tín chấp. Dân nghèo có vốn bắt đầu phát triển chăn nuôi, đầu tư canh tác rau màu ngắn ngày mùa nào thức nấy, một số hộ dùng vốn này để buôn bán nhọ giải quyết cho khá nhiều đa phần là chị em phụ nữ có công ăn, việc làm thưọng xuyên. Trước năm 2003, số hộ nuôi heo, nuôi trâu, bò ở rất ít, tổng đàn heo của địa phương lúc bấy giọ chỉ ở con số hàng trăm; trâu, bò toàn xã chỉ khoảng 5-7 chục con, nhưng những năm tiếp theo tổng đàn heo, đàn trâu bò được nâng lên cấp số nhân. Năm 2007, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục giải ngân cho xã Đăk Drông vay thêm 6 tọ· đồng và đến ngày 26/3/2012 số dư nợ tại địa phương đã lên tới con số 17.395.000.000 đồng. Mới đây, theo số liệu thống kê về nông nghiệp, nông thôn của UBND xã thì, hiện tại đàn gia súc trong địa phương liên tục dao động từ 10.000 đến 15.000 con; trâu bò đã lên tới 1.400 con, ngoài ra nhiều hộ đã sử dụng vốn vay nuôi dê, gà công nghiệp và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác. Từ việc chăn nuôi này mà địa phương tự tích luỹ được số lượng phân hữu cơ khá lớn dùng cho việc cải tạo đất bạc màu, làm tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được rất nhiều chi phí mua phân hoá học.
Chợ xã Đăk Drông Tiếp xúc với ông đỗ đồng Phú, Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm trưởng ban xoá đói giảm nghèo, chúng tôi được biết thêm: Ngay từ buổi đầu được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyên, cấp ủy, chính quyền địa phương có nghị quyết chỉ đạo các ban, ngành liên quan và cán bộ tự quản các thôn vạch rõ phương thức cho vay đến từng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích. Mặt khác khi nhận được thông báo giải ngân, ban xoá đói giảm nghèo đã tổ chức cuộc họp có tham dự của đại diện đảng ủy, Ủy ban phân bổ chỉ tiêu xuống cho các thôn để thôn tự bình xét. Căn cứ vào biên bản và danh sách các hộ vay từ thôn đưa lên, cán bộ ban xem xét phân loạị, xác định các đối tượng vay từng đợt, ưu tiên những hộ vay vốn làm kinh tế hiệu quả cao. Sau đó tổng hợp gởi ra cho Ngân hàng huyện để cán bộ có trách nhiệm vào thẩm định, làm hồ sơ cho vay và người vay trực tiếp nhận tiền từ cán bộ Ngân hàng. Trong thời gian 10 ngày kể từ khi cho vay, ban xoá đói giảm nghèo xã cùng với tổ trưởng tổ vay vốn xuống từng khu vực kiểm tra xem các hộ có sử dụng đồng vốn đúng mục đích.
Bà Nguyễn Thị đông, Chủ tịch Hội Phụ nữ, cán bộ ban xoá đói giảm nghèo xã Đăk Drông, bộc bạch với chúng tôi:
- Nhiều năm qua, xã Đăk Drông được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư Jút đánh giá là xã sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả trong ổn định phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Phải nói Ngân hàng Chính sách xã hội là cứu cánh đắc lực cho dân nghèo nói riêng, cho bà con lao động toàn xã nói chung. Nhọ vốn vay đó mà nhiều hộ nghèo được đổi đọi nhanh chóng, người người thi đua lao động cần cù hơn, thực hành tiết kiệm hơn và đặc biệt giám đầu tư cho sản xuất mạnh mẽ hơn để có thu nhập cao, xoá bọ tư tưởng trông chọ, ọ· lại vào sự giúp đỡ bằng vật chất của nhà nước.
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước năm 2005 xã Đăk Drông chiếm tới sấp sỉ 30% hộ nghèo, song hiện tại toàn xã có 2.983 hộ nhưng chỉ còn chưa tới 200 hộ thuộc diện nghèo, bằng khoảng 7%. đại đa số những hộ nghèo trước kia vươn lên khá giả đều khẳng định có được ngày hôm nay phần lớn là nhọ vào vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện làm tôi sực nhớ đến câu các cụ ta xưa thưọng nói có bột mới gột lên hồ quả chẳng sai !
Bài và ảnh: HOÀNG NINH (xã Đăk Drông)