Đăk Ngo là một xã vùng sâu ở phía Tây Nam của tỉnh cách trung tâm huyện Tuy đức 40 km, giáp ranh với xã Đăk Nhau, huyện Bù đăng tỉnh Bình Phước; Có diện tích tự nhiên 16.789,1 ha, trong đó đất có rừng là: 9.583,4 ha. Dân số của xã là: 8.830 nhân khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số M’nông tại chỗ là 230 hộ, gồm 1.000 nhân khẩu. Tình hình bảo vệ rừng, quản lý dân cư và quản lý đất đai trên địa bàn xã từ nhiều năm qua diễn biến rất phức tạp. Dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến xã đắk Ngo ngày càng nhiều, gây khó khăn cho công tác quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là tình trạng phá rừng, lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép tranh chấp đất rừng, gây rối mất trật tự nông thôn tình hình rất phức tạp có phần ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ: đến tháng 4 năm 2010 đang còn khoảng 2.000 hộ dân từ các xã Đăk Nhau, xã đưọng Mười, Bom bo, Bình Minh huyện Bù đăng tỉnh Bình Phước và các tỉnh, huyện khác đến cư trú bất hợp pháp tại xã Đăk Ngo và xã Quảng Trực. Các đối tượng này đã phá rừng, lấn chiếm trái phép với diện tích 3.441 ha. thời điểm các đối tượng phá rừng chủ yếu từ năm 2007 đến 2009. Khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì bọ chạy, không hợp tác đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. UBND huyện Tuy đức, UBND xã Đăk Ngo đã tổ chức kiểm tra ngăn chặn nhiều lần, nhưng đều bị các đối tượng này tập trung với số lượng đông chống đối quyết liệt, cho nên tình hình phá rừng, lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái pháp luật đối với dân di cư tự do trên địa bàn xã đắk Ngo ngày một gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì toàn bộ diện tích đất xâm canh do lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép của các đối tượng có đơn khiếu kiện trong thời gian vừa qua nằm tại các tiểu khu 1538, 1525, 1521, 1536 và 1537 thuộc địa bàn xã đắk Ngo là đất do Công ty LN Quảng Tín quản lý.
Theo thống kê của đoàn 12, số đối tượng lấn chiểm sử dụng đất trái phép ở xã Đăk Ngo tổng cộng là 739 đối tượng. Trong đó dân tộc M’Nông: 409, dân tộc Tày: 87, dân tộc Nùng: 21, dân tộc Dao: 18, dân tộc H’Mông: 03, dân tộc Hoa: 06, dân tộc K’ho: 01, dân tộc Khơ me: 01 và 197 đối tượng là người Kinh. Số đối tượng có hộ khẩu thưọng trú ở tỉnh Bình Phước là 472 đối tượng; số đối tượng còn lại ở các tỉnh khác di cư tự do đến như Cao Bằng, Bắc Cạn…Hầu hết các đối tượng này đều đã có nhà ở và được chính quyền địa phương cấp đủ đất sản xuất, nhưng vẫn sang xã đắk Ngo, tỉnh Đăk Nông cư trú trái phép để phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất rừng trái pháp luật. Riêng tại xã Đăk Ngo: có 33 đối tượng (đã đăng ký hộ khẩu, gồm: 27 hộ là người dân tộc M’nông, 02 hộ người dân tộc Sán dìu, 04 hộ là người Kinh) trong đó, 29 hộ đã có nhà ở và đất sản xuất. Sơ bộ cho thấy có 706/739 đối tượng đều cư trú bất hợp pháp tại xã Đăk Ngo để phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
đến chủ trương, chính sách của tỉnh trong việc thực hiện tổ chức cưỡng chế giải tọa…
Từ thực trạng phá rừng nêu trên, UBND tỉnh Đăk Nông xác định việc tổ chức cưỡng chế giải toả là việc làm cần thiết nhằm lập lại trật tự trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai và quản lý dân cư, đồng thời xét thấy phương án giải toả đã đầy đủ, chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật về cưỡng chế giải toả.
Triển khai thực hiện cưỡng chế, giải tọa, UBND tỉnh Đăk Nông đã ban hành một số văn bản như:Quyết định số 1500/Qđ-UBNđ ngày 21/10/2008, về việc thành lập đoàn kiểm tra triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg, ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là đoàn 12); Quyết định số 478/Qđ-UBND, ngày 07/04/2011 "V/v Phê duyệt Phương án cưỡng chế giải toả các đối tượng lấn chiếm, sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy đức"..
Bên cạnh đó, UBND huyện Tuy đức cũng đã ban hành các văn bản như Quyết định số 524/Qđ-UBND, ngày 08/04/2011 v/v cưỡng chế thi hành Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Thông báo số 218/TB-UBND/đ12, ngày 24/5/2010, v /v tìm chủ sử dụng diện tích đất phá rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Đăk Ngo; Thông báo số 103/TB-UBND, ngày 21/12/2010, v/v tự tháo dỡ nhà cửa, lán trại, vật kiến trúc, thu hoạch hoa màu trên đất xâm canh trái phép tại các tiểu khu 1521, 1525, 1536, 1537, 1538 - xã đắk Ngo, huyện Tuy đức; Quyết định số 473/Qđ-UBND, ngày 28/03/2011, V/v buộc khắc phục hậu quả, thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm sử dụng trái pháp luật để trồng lại rừng.
Uọ· ban nhân dân tỉnh Đăk Nông khẳng định việc cưỡng chế, giải toả các đối tượng lấn chiếm, sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy đức tháng 4 năm 2010 vừa qua hoàn toàn phù hợp nội dung tại Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.
Qua kiểm tra tại các tiểu khu 1521, 1525, 1536, 1537, 1538 (thuộc địa bàn xã Đăk Ngo), đoàn phát hiện và lập 216 biên bản kiểm tra, diện tích 1.164,29 ha là đất rừng thuộc quyền quản lý của Nhà nước (Công ty LN Quảng Tín) bị lấn chiếm sử dụng trái pháp luật. Trong đó: dựng trái phép 35 nhà bán kiên cố/980m2 (nhà gỗ, lợp tôn thưng ván) và 129 lán trại/1.284 m2 (tranh tre, nứa, gianh, bạt..), trên lâm phần đất do Công ty LN Quảng Tín quản lý.
Quá trình cưỡng chế, giải tọa - kết quả đạt được và những giải pháp ổn định dân cư.
Xác định việc tổ chức cưỡng chế, giải toả là hết sức cần thiết nhằm lập lại trật tự trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai đồng thời xét thấy phương án giải toả đã đầy đủ, chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật về cưỡng chế giải toả từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 2011 đoàn 12 đã tiến hành thực hiện giải toả được 753,9 ha tại 04 tiểu khu (1521, 1525, 1537 và 1538), trong đó có 469,7 ha cây trồng các loại, gồm: Cao su: 16,01 ha, Điều: 134,27 ha, Cà phê: 5,25 ha, Mỳ (sắn): 312,78 ha và đất trống (chưa trồng cây): 285,6 ha; nhà tạm và lều lán: 92 cái/ 1.964 m2.
Trong quá trình giải tọa các đối tượng (trên 200 người) đã có hành vi ném đá, bắn ná cao su, bom xăng, súng tự chế tấn công về phía lực lượng cưỡng chế làm một số cán bộ, chiến sĩ bị thương, nhiều phương tiện máy móc (kể cả xe cứu thương) của lực lượng cưỡng chế bị đập phá hư họng nặng, thậm chí một số đối tượng đã lén lút bọ thuốc diệt cọ xuống giếng nước ăn của đoàn cưỡng chế… Hầu hết các đối tượng đều do bị dụ dỗ lôi kéo, không ý thức được hậu quả vi phạm..
đặc biệt, một số hộ dân là đồng bào dân tộc tại chỗ bị một số đối tượng lợi dụng, kích động, hoặc một số hộ dân khác sợ bị cưỡng chế thu hồi đất đã viết đơn vượt cấp tới Uọ· ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Bộ - Bộ Công an, Thanh tra Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v…hòng để gây áp lực cho chính quyền. Các đối tượng đi khiếu kiện chủ yếu là dân di cư từ nơi khác đến phá rừng, xâm canh đất trái phép và cư trú bất hợp pháp, không đăng ký tạm trú tại xã đắk Ngo.
Trong đó có âm mưu của một số phần tử xấu đã lợi dụng chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên và các dân tộc thiểu số khác để thuê mướn phá rừng, mua bán lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái phép thu lợi cho kẻ chủ mưu, đầu nậu từ nhiều năm qua. Điển hình là trường hợp của bà Phạm Thị Lộc, đăng ký hộ khẩu tại đồn 9, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (bà Lộc không có đất và tài sản bị cưỡng chế tại xã đắk Ngo), đây là đối tượng phản động chuyên chống phá đảng và Nhà nước. Bà Lộc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lôi kéo, xúi dục, kích động người dân viết đơn khiếu nại, tố cáo sai sự thật gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước làm mất trật tự an toàn xã hội.
Về nguyên nhân, động cơ, mục đích khiếu kiện, theo đoàn 12 thì một phần do một số Công ty liên doanh liên kết(LDLK) với Công ty LN Quảng Tín như Công ty Hoàng Thiên, Lê Gia lợi dụng đoàn 12 đã dùng lực lượng xã hội đen, côn đồ để uy hiếp nhân dân, đồng thời tiếp tục tổ chức chặt phá hoa màu (Cà phê, Điều, Mỳ) và đốt nhà của một số hộ dân xâm canh, dẫn đến người dân bức xúc đi khiếu kiện. Mặt khác do công tác Bảo vệ rừng của Công ty LN Quảng Tín yếu kém nên để dân phá, lấn chiếm, sử dụng đất rừng và trồng tỉa hoa màu và trồng cây công nghiệp trái phép trong một thời gian dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý; việc LDLK với một số đơn vị trong thời gian qua không có hiệu quả, gây tranh chấp với các hộ dân xâm canh.
Sau khi kết thúc cưỡng chế, giải tọa UBND tỉnh đã chỉ đạo cho UBND huyện Tuy đức quy hoạch từ 300 ha đến 500 ha đất thuộc địa bàn Công ty LN Quảng Tín (xã đắk Ngo) để bố trí đất ở và đất sản xuất cho những hộ dân nào thực sự thiếu đất đất ở và đất sản xuất sau khi giải tọa. đồng thời, cương quyết xử lý các đối tượng dân xâm canh không có hộ khẩu thưọng trú tại xã đắk Ngo chống đối, gây rối không chấp hành pháp luật, hoặc đã có đất ở tại nơi khác nhưng đến xâm canh bất hợp pháp tại đắk ngo.
Nguyễn Phượng - Sở Thông tin và Truyền thông