đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở đắk R’lấp

Thứ sáu - 30/12/2011 06:14 1.994 0
Trước đây, gia đình chị đỗ Thị Chiến, trú tại xã đắk Wer (đắk R’lấp) có hơn 3 ha cà phê, nhưng do không có điều kiện chăm sóc, nên thu nhập mỗi năm từ cà phê cũng chẳng được là bao.
 Năm 2009, gia đình chị Chiến đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 1,5 ha cà phê sang trồng bí đọ xen với đu đủ đài Loan. Kết quả trong 2 năm đầu, gia đình chị Chiến đã trúng lớn vì bí đọ và đu đủ đều vừa được mùa, vừa được giá, mang về thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/năm. Năm 2011, gia đình chị Chiến còn trồng gừng xen với ớt và cũng mang về thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Nhọ sự nhạy bén, linh hoạt trong sản xuất mà cuộc sống gia đình chị Chiến đã trở nên khá giả, có điều kiện để nuôi con ăn học.
 
Còn gia đình ông Phan Văn Tánh, trú tại xã đắk Ru (đắk R’lấp) trước đây cũng có 5 ha điều, nhưng thu nhập hàng năm cũng rất thất thưọng vì tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa". Năm 2008, gia đình ông Tánh đã phá bọ hơn 2 ha điều để chuyển sang trồng cao su. Từ năm 2010 đến nay, gia đình ông Tánh còn mạnh dạn trồng xen sắn trong vưọn cao su, nên thu nhập tăng thêm một cách đáng kể. Ông Tánh cho biết: "Ngoài những loại cây như điều, sắn đã cho thu nhập thì giọ đây gia đình tôi cũng chuẩn bị có thêm nguồn thu mới từ cây cao su. Nếu không mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì có lẽ gia đình tôi cũng không thể cải thiện được điều kiện kinh tế như hiện nay".




Người dân xã đắk Ru (đắk R’lấp) trồng khoai lang Nhật Bản xen với cao su
 




Theo ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện đắk R’lấp, những năm trước đây, người dân trên địa bàn thưọng chỉ tập trung sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, điều. Do đó, khi gặp những thời điểm giá cả biến động, hay dịch bệnh phá hoại tràn lan thì kinh tế của nhiều hộ nông dân trở nên bấp bênh. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2005, huyện đã xây dựng chương trình hành động nhằm tạo bước đột phá, tăng tốc cho ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo mô hình sản xuất chất lượng cao. Cùng với đó, huyện cũng đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách để góp phần giúp nông dân đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo được sự ổn định trong đọi sống của người dân.
 
Thực tế hiện nay, hầu hết các loại cây trồng, từ cây điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao cho đến khoai lang, lúa, sắn, bí đọ, đu đủ, dưa leo, đậu tương, ngô lai, rau quả các loại... đều đã xuất hiện trên địa bàn huyện đắk R’lấp, tạo nên một vùng sản xuất nguyên liệu phong phú, đa dạng, góp phần giúp nông dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo thống kê, đến năm 2011, toàn huyện có hơn 36.000 ha cây trồng lâu năm như: cà phê: 16.500 ha, cao su: 8.200 ha, hồ tiêu: 3.100 ha, điều: 730 ha, ca cao: 22 ha và 459 ha cây ăn quả… đối với cây ngắn ngày, trong năm 2011, toàn huyện cũng đã gieo trồng được gần 1.400 ha cây trồng các loại như khoai lang, ngô lai, đậu đỗ, rau quả.. với năng suất, sản lượng đạt khá cao. Các địa phương được đánh giá là đi đầu trong công tác đa dạng hóa cây trồng phải kể đến là đạo Nghĩa, Nhân đạo, Nghĩa Thắng, đắk Wer…Nhọ hàng năm duy trì sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp, nên các xã đã đẩy nhanh được tốc độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã đắk Wer cho biết: "Nhọ chủ trương đa dạng hóa cây trồng trong sản xuất nông nghiệp mà nhiều nông dân trên địa bàn đã giải quyết được "bài toán" khó về kinh tế, việc làm, địa phương cũng bớt được gánh nặng trong công tác xóa đói, giảm nghèo".
 
Cũng theo ông Thị, hiệu quả đầu tiên của việc thực hiện chương trình đa dạng hóa cơ cấu cây trồng mang lại là giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đã tăng gấp hai, ba lần so với trước đây. Cùng với đó, nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp đã có sự đổi mới hẳn, thể hiện bằng việc mạnh dạn đầu tư theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Không những vậy, trên địa bàn cũng đã từng bước hình thành được sự liên kết giữa "4 nhà" trong sản xuất, chuyển đổi cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Có thể khẳng định, chủ trương đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện là một hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đáp ứng yêu cầu của nông dân.
 
Bài, ảnh: Ngàn Sâu

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay5,679
  • Tháng hiện tại57,049
  • Tổng lượt truy cập41,124,852
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây