Siết chặt quản lý các nguồn vốn đầu tư

Thứ sáu - 30/12/2011 06:15 1.200 0
Theo UBND tỉnh, trong năm 2012 toàn tỉnh sẽ đầu tư 1.186 tọ· đồng từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý vào các dự án phát triển. để các nguồn vốn thực sự phát huy có hiệu quả, tỉnh cũng đã đặt ra những tiêu chí quản lý, phân bổ nguồn "cao" hơn như đầu tư có trọng tâm, có tầm chiến lược và nhất là công tác giám sát quá trình sử dụng đồng vốn sẽ được chỉ đạo sát sao.

 
đầu tư "trọng điểm"
 
đến thời điểm này, UBND tỉnh cũng đã đưa ra nhiều giải pháp về bố trí nguồn vốn cho phù hợp với điều kiện thực tế và mang tính hiệu quả lâu dài của tỉnh. Trong tổng số 1.186 tọ· đồng này, tỉnh tập trung đầu tư vào hạ tầng tỉnh. đó là đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản: 1.133 tọ· đồng, chiếm 95,54% tổng nguồn vốn. Cũng trong lĩnh vực này, phần vốn tập trung chủ yếu vào hạ tầng kinh tế, công nghiệp, giao thông, đô thị, nông nghiệp-nông thôn, được đầu tư lớn. Số vốn còn lại là giành cho các dự án về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên…
 
đối với việc phân vốn theo địa bàn thì những địa phương, vùng trọng điểm có vai trò kinh tế-chính trị lớn của tỉnh, những nơi điều kiện hạ tầng còn khó khăn được ưu tiên tập trung nhiều vốn đầu tư hơn. Điển hình như trong tổng số nguồn vốn đầu tư trên thì riêng thị xã Gia Nghĩa được đầu tư 457 tọ· đồng, huyện đắk Glong, Tuy đức trên dưới 100 tọ· mỗi huyện và số vốn còn lại tập trung ở các địa phương khác. Nhìn vào số lượng vốn đầu tư như trên cho thấy, trong năm 2012, hầu hết các địa phương đều được tăng nguồn vốn đầu tư so với năm 2011. Cá biệt như ở thị xã Gia Nghĩa nguồn vốn tăng hơn 48% so với năm 2011, huyện Tuy đức, đắk Glong, tăng gần 10%...



Công trình trục đường Bắc - Nam (giai đoạn 2) sẽ được đầu tư nhiều trong năm 2012. Ảnh: C.T
 
 




Cũng theo UBND tỉnh, với phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Nhà nước như trên nhìn chung đã bám sát vào các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn vốn này cũng cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ cấp bách về hạ tầng giao thông, giáo dục đào tạo, nông nghiệp-nông thôn… Tuy nhiên, với số vốn như trên hiện vẫn còn hạn chế, mới đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho các công trình trọng điểm, hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng dịch vụ và đô thị. Vì vậy, trong năm 2012 và các năm tới, tỉnh cũng sẽ tập trung huy động vốn bằng nhiều hình thức như của doanh nghiệp, vốn ODA… đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. 
 
Sẽ siết chặt công tác quản lý
 
Thực tế, với nguồn vốn đầu tư lớn được xem là động lực quan trọng thúc đẩy các mặt kinh tế-xã hội của tỉnh ta phát triển, không những trong năm 2012 mà còn nhiều năm sau. Tuy nhiên, cùng với việc đầu tư nguồn vốn lớn thì vấn đề quản lý sử dụng hiệu quả cũng được tỉnh rất quan tâm. Ngay tại Hội nghị giao kế hoạch, dự toán ngân sách năm 2012, ông Trần Xuân Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư cũng chỉ rõ: "đến thời điểm này, UBND tỉnh đã ban hành khá đầy đủ và chi tiết văn bản hướng dẫn việc tăng cưọng quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, cũng như giao kế hoạch năm 2012, nên cần được các cấp, ngành và địa phương lưu ý". Cũng theo ông Hải thì việc phân vốn theo từng ngành, lĩnh vực thì trước hết tập trung vào những công trình đã hoàn thành, đã đưa vào sử dụng, nhưng chưa bố trí đủ vốn. Tiếp theo là ưu tiên vốn cho các công trình dự kiến cần phải hoàn thành trong năm 2012. Số vốn còn lại (nếu có) bố trí cho những công trình chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2013. Riêng các công trình mở mới phải thực sự cấp bách, có đầy đủ các thủ tục và được cấp có thẩm quyền duyệt trước ngày 25-10-2011, mới được đầu tư… Riêng phần thanh toán thì phải thực hiện khối lượng theo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Mặt khác, việc thanh toán và ứng vốn đầu tư phát triển cho các công trình phải căn cứ vào khối lượng thực hiện. đối với các công trình chưa có khối lượng thực hiện, việc tạm ứng vốn tối đa là 30%, tổng mức kế hoạch vốn được giao của cả năm và chỉ được tạm ứng khi đã giao mặt bằng xây dựng.
 
Không chỉ chú trọng vào cách thức sử dụng đồng vốn đầu tư, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ cũng được đặc biệt quan tâm. Tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên kiểm soát chặt phạm vi, quy mô từng dự án và chỉ quyết định cho đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp, ngành, địa phương. Các dự án mà trong hồ sơ phê duyệt không có ý kiến thẩm định chấp thuận về nguồn vốn, hoặc không gửi các quyết định đầu tư về Sở Kế hoạch và đầu tư thì cũng không được tỉnh bố trí vốn...
 
Có thể nói, với nguồn vốn đầu tư trong năm 2012 tương đối lớn (chưa tính vốn trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu Quốc gia), đã được tỉnh tập trung phân kế hoạch đầu tư cụ thể từ sớm là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để nguồn vốn này thực sự là cú huých, giúp cho toàn nền kinh tế của tỉnh "tăng tốc" thì việc các cấp, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong suốt quá trình đầu tư dự án mới là điều quan trọng hơn cả.
 
Thanh Nga - Công Tính

Nguồn tin: Báo Đăk Nông

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay5,869
  • Tháng hiện tại57,239
  • Tổng lượt truy cập41,125,042
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây