đâu là thật, đâu là giả?

Thứ tư - 11/07/2012 00:27 918 0
Hàng loạt bài viết về tình hình biển đông mà Việt Nam được coi là "mũi nhọn" chống phá, đăng trên báo viết, báo mạng, báo hình ở Trung Quốc. Nhưng bình tâm mà đọc rồi cũng lần ra được những dòng chủ lưu, trong đó nổi lên là thuật đánh tráo thật, giả...

​đồng hành với những hành vi ngang trái trên thực địa như thiết lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" bao gồm cả Hoàng Sa lẫn trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngang nhiên tuyên bố mọi thầu thăm dò, khai thác dầu khí nằm sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tầu hải giám xuống quấy rối ở khu vực trường Sa…, ở Trung Quốc, đồng loạt dấy lên cả một dàn "đồng ca" ồn ã đầy rẫy những câu chữ hằn học, những luận điệu ngông cuồng. ​Hàng loạt bài viết về tình hình biển đông mà Việt Nam được coi là "mũi nhọn" chống phá, đăng trên báo viết, báo mạng, báo hình ở Trung Quốc. Nhưng bình tâm mà đọc rồi cũng lần ra được những dòng chủ lưu, trong đó nổi lên là thuật đánh tráo thật, giả.

​Trong dàn đồng ca hỗn độn ấy bỗng nhiên nước ta bị gọi tên bằng những từ thô lỗ chẳng phù hợp chút nào với cách hành xử của những người tử tế, văn minh hoặc chí ít là tỉnh táo. Có điều chưa hiểu được là không biết cách ăn nói ấy phản ánh quan điểm chính thống (cho dù được sử dụng trên cả những phương tiện thông tin đại chúng chính thống) hay chỉ thể hiện trình độ "văn hóa" của một số nhóm, một số người nào đó? đâu là thật: "16 chữ và 4 tốt" là thật, hay cách réo tên Việt Nam thô lỗ trên mặt các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc trong những ngày gần đây là thật?
 
Một t� u cá Việt Nam bị t� u tuần tra Trung Quốc (trái) áp sát ở quần đảo Ho� ng Sa. (Ảnh: THX/TTO)
Một tàu cá Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc (trái) áp sát ở quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: THX/TTO)

 

​Đi kèm với sự hằn học mù quáng là những lời hăm dọa hung hăng, gươm đao loảng xoảng mà một trong những ví dụ điển hình là bài "Trung Quốc buộc phải ra đòn ở Nam Hải (tức là Biển đông)" của một tọ báo đầy quyền uy là Nhân dân nhật báo (bản hải ngoại) ngày 30/6 vừa qua. Giọng điệu của bài báo chẳng khác gì dân mãi võ ngoài chợ hay giang hồ tứ chiếng: nào là "quả đấm thẳng", nào là "một loạt quả đấm móc", nào là "một số đòn thái cực quyền"…

Thật chẳng biết đâu là thật, "cơ hội chiến lược", "trỗi dậy hòa bình" là thật hay đe dọa chiến tranh là thật?

đó là chưa kể những lời ăn tiếng nói kẻ cả, nước lớn, coi thưọng các dân tộc khác quá lạc lõng trong một thế giới mà mọi dân tộc dù lớn hay nhọ cũng đều bình đẳng như người Trung Quốc thưọng nói: "đại bàng (mà ở đây tiếc rằng lại là diều hâu) hay chim sẻ cũng đều là chim". Chẳng lẽ nào người Trung Quốc (hay đúng ra là những người có thái độ ngạo mạn nước lớn ở Trung Quốc) đã quên rồi cái thời bị các cưọng quốc khác o ép, xúc phạm, khinh rẻ; chẳng lẽ họ không nhớ câu nói nổi tiếng của người xưa "Kọ· sở bất dục, Vật thi ư nhân" (đại ý là không nên áp đặt cái mình không muốn cho người khác) để nay lại áp đặt lên các dân tộc khác điều mà bản thân họ đã từng muốn gỡ bọ?

Vậy đâu là sự thật: những lời lẽ mỹ miều về hợp tác bình đẳng, phương thức "cùng thắng" là thật hay cách hành xử "cá lớn nuốt cá bé" là thật?

​Lại nữa những giọng điệu xuyên tạc, những điều đổi trắng thay đen về thực trạng trên biển đông. Nào là "Tây Sa" tức Hoàng Sa, "Nam Sa" tức trường Sa từ xa xưa đã thuộc về Trung Quốc; nào là "đường 9 đoạn" là đường lịch sử bị các nước khác, nhất là Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp, khai thác bừa bãi… Bên cạnh các căn cứ lịch sử và pháp lý trắng đen rành rành, trong con mắt người dân thì điều hiển nhiên và đơn giản là trước 1974 có bóng dáng người Trung Quốc nào ở Hoàng Sa đâu? Năm đó lợi dụng Việt Nam đang bận tiến hành chiến tranh chống Mỹ, cứu nước họ đã ùa lên chiếm đấy chứ? Trước 1988, có ai là người từ Trung Hoa lục địa lai vãng đến trường Sa đâu, mãi tới 1988 và một hai năm sau, lợi dụng lúc Việt Nam đang bị họ và một số nước khác bao vây cấm vận đã đổ bộ lên mấy bãi đó chứ? Còn cái "đường lưỡi bò" choán hầu hết biển đông, ở xa Trung Hoa lục địa hàng nghìn hải lý  thì không một nhà khoa học nổi tiếng nào, không một chính khách tôn trọng lẽ phải nào trên thế giới chấp nhận là thuộc Trung Quốc cả, thậm chí một số nhà khoa học có lương tri ở Trung Quốc cũng công khai lên tiếng bác bọ.

​Thế rồi họ còn đổ vấy rằng, Việt Nam muốn tranh thủ Mỹ để làm bừa mà cố tình quên rằng, chính vào các năm 1974 và 1988, ai cũng biết rằng họ đã móc ngoặc với người khác để làm càn ở cả Hoàng Sa lẫn trường Sa?

​Dù sao đi nữa, lý trí và tình cảm vẫn mong mọi "16 chữ và 4 tốt" là thật, hận thù là giả; hòa bình là thật, giương oai diễu võ là giả; bình đẳng, "cùng thắng" là thật, kẻ cả, nước lớn là giả; Hoàng Sa, trường Sa và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982 thuộc Việt Nam là thật, những điều xuyên tạc khác là giả.

đừng làm gì để tài sản quý giá của mối quan hệ giữa hai nước láng giềng do tạo hóa đặt sống bên nhau phải lao tâm khổ tứ, hao tổn biết bao công sức mới tạo dựng được bị sứt mẻ, đổ vỡ. Điều đó chẳng lợi gì cho tình hữu nghị, nghĩa láng giềng giữa hai dân tộc, chẳng có lợi gì cho khu vực đông Nam Á đang khát khao hòa bình và hợp tác, càng chẳng có lợi gì cho chính Trung Quốc đang muốn tạo dựng hình ảnh một cưọng quốc có trách nhiệm.

DanTri

Ý kiến bạn đọc

VIọ†T NAM CẦN CÓ đọI SÁCH VÀ BƯỊC Đi THÍCH Họ¢P TRONG VIọ†C GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIọ‚N đÔNG. Ngày 9-7 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45, các nước ASEAN đã đạt được thọa thuận về quy tắc ứng xử trên biển đông (COC). đây là một bước tiến lớn của các nước ASEAN có tranh chấp ở vùng biển đông với Trung quốc. Chúng ta đã biết trong thời gian vừa qua Trung quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện ý đồ của mình, liên tục đẩy mạnh yêu sách bản đồ"đường lưỡi bò". Thực hiện đúng ý đồ của mình, tuyên bố thành lập thành phố Tam sa bao gồm cả huyện đảo Hoàng sa và trường sa thuộc chủ quyền của nước ta. Nay Trung Quốc ngang nhiên tổ chức chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC). đối với quần đảo Hoàng sa, trường sa, chúng ta đã có nhiều chứng cứ lịch sử xác định rõ chủ quyền không thể chối cãi được, đã đến lúc chúng ta phải bằng mọi giá ngăn chặn không để phía Trung quốc thực hiện ý định của họ. Trước tình hình đó Philippines cũng đã đệ đơn phản đối ngoại giao với Trung Quốc về thành lập một tỉnh mới được gọi là "Tam Sa" để quản lý các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển đông của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Philippines ngày 4/7 ở thủ đô Manila đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh trao công hàm phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc), việc thành lập TP Tam Sa đã đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển đông. Việt nam và Philippines có điểm chung đều phản đối Trung quốc thành lập thành phố Tam sa. Hai nước Việt nam và Philippines đều tôn trong luật pháp quốc tế, riêng Trung quốc nhiều học giả trong nước khẳng định về "đưọng 9 đoạn" (tức đưọng biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là đưọng Lưỡi bò, hay đưọng hình chữ U) nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. đưọng 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng vạch ra đưọng 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật. Do vậy Trung quốc quốc không bao giọ dám đưa việc tranh chấp biển đông ra Toà án quốc tế vì không có cơ sở pháp lý. để từng bước giải quyết tranh chấp vùng biển đông, hai nước Việt nam và Philippines nên cùng đưa ra Toà án quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp vùng biển đông của hai nước, ranh giới xác định cụ thể để được luật pháp quốc tế công nhận. Sau khi được Tòa án quốc tế về luật biển phán quyết, thì đây cũng là cơ sở pháp lý để sau này giải quyết tranh chấp vùng biển đông với Trung quốc. MINH TRÍ

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay5,379
  • Tháng hiện tại56,749
  • Tổng lượt truy cập41,124,552
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây