Lo ngại nợ công cao

Chủ nhật - 04/11/2012 19:58 1.306 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, GDP năm 2012 của VN ước đạt hơn 2,5 triệu tỉ đồng, nợ công chiếm 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 55,4%.
Kinh tế sụt giảm, doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ, Nhà nước phải trả nợ thay nhiều khoản bảo lãnh, cùng với điều kiện cho vay khắt khe, lãi suất vay đắt... khiến nợ công ngày trở nên đáng lo ngại.

Theo số liệu Chính phủ báo cáo về nợ công (gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ địa phương), mức 55,4% GDP trong 2012 tăng hơn so với 2011 (54,9% GDP) nhưng thấp hơn 2010 (56,3% GDP). Trong nợ công 2012, nợ Chính phủ chiếm chủ yếu, hơn 1,2 triệu tỉ đồng, nợ Chính phủ bảo lãnh 345.875 tỉ đồng, còn nợ chính quyền địa phương chỉ chiếm khoảng 15.650 tỉ đồng.


Chính phủ đang bảo lãnh vay nước ngoài cho ngành điện 5,5 tỉ USD - Ảnh: Diệp đức Minh


 
Mặc dù Chính phủ khẳng định nợ công vẫn đang nằm trong ngưỡng an toàn (dưới 60% GDP) và ở mức độ bình thưọng so với các quốc gia khác, nhưng xu hướng nợ công đang diễn biến không tích cực. Thứ nhất, VN đang đứng trước áp lực nợ vay nước ngoài quá lớn dù đang cố gắng cơ cấu lại để quay sang vay trong nước. Cụ thể, nợ nước ngoài gần 1,3 triệu tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 118.700 tỉ đồng và trung hạn hơn 1,1 triệu tỉ đồng; tăng khá mạnh so với số nợ 836.765 tỉ đồng của năm 2010, năm bắt đầu thực hiện luật nợ công. Thứ hai, về lãi suất vay, Chính phủ khẳng định phần lớn các khoản vay nước ngoài có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA), trong đó khoản vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) có thời hạn 40 năm, 10 năm ân hạn, không lãi và phí quản lý là 0,75%/năm. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là chủ nợ vay nước ngoài lớn nhất chiếm 17%, tiếp theo là WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). đáng lưu ý, nợ vay của Nhật có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn nhưng lãi suất từ 1%-2%/năm.
Gánh nợ bảo lãnh
Điều đáng nói trong cơ cấu nợ công là Chính phủ đang bất đắc dĩ trở thành con nợ thay cho nhiều DN bởi nhiều khoản bảo lãnh cho các dự án không hiệu quả. Chính phủ không báo cáo con số của năm 2012 mà chỉ đưa ra con số đến hết năm 2011. Theo đó, dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31.12.2011 hơn 32 tỉ USD, bằng 26,5% GDP (tổng nợ nước ngoài của quốc gia cùng thời điểm này là hơn 1 triệu tỉ đồng).
Riêng bảo lãnh vay nước ngoài là gần 10,5 tỉ USD cho 91 dự án, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết, còn 71 dự án đang trả nợ với tổng vốn cam kết 9,83 tỉ USD. Trong số này, ngành điện được ưu ái nhất với 5,5 tỉ USD, kế đến là hàng không 1,7 tỉ USD, xi măng gần 1,2 tỉ USD, dầu khí hơn 460 triệu USD, giấy 400 triệu USD... Hiệu quả cụ thể của từng dự án chưa rõ, nhưng tại báo cáo này Chính phủ thừa nhận việc cấp và quản lý bảo lãnh cũng phát sinh tồn tại. đặc biệt, một số dự án đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài như xi măng với 5/16 dự án, ngành giấy là 2/4 dự án...
Ngoài nguyên nhân khách quan, báo cáo chỉ rõ, việc phối hợp chặt chẽ giữa người được bảo lãnh và các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý ngành chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chủ động và sâu sát... nên Bộ Tài chính gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát và theo dõi các chương trình, dự án được chính phủ bảo lãnh.

Thiếu nhất quán trong hạch toán
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" của Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (ủy ban Kinh tế của Quốc hội) cũng chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách liên tục trong những năm gần đây của VN đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công.
Tổng nợ công của VN đã tăng khoảng 40% GDP từ cuối 2007 lên 57% vào cuối 2010 và chỉ giảm đôi chút vào 2011 nhọ lạm phát cao. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của VN cũng tăng từ mức 32% GDP lên tới gần 42% GDP. Tuy nhiên, những con số này chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa và nợ công của VN. Theo đó, VN có những khoản hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế, nhiều khoản chi ngân sách từ trái phiếu Chính phủ cho y tế, giáo dục, thủy lợi... được để ngoại bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách, nợ công như thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, chi cho các công trình lớn kéo dài cũng được phân bổ dần vào quyết toán ngân sách nhiều năm chứ không tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay nợ. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến các con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của VN, gây nhiễu loạn thông tin cho người tham gia thị trường.
Ngoài ra, còn một lượng lớn nợ của các DN nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hằng năm của VN như thông lệ và khuyến cáo của các tổ chức quốc tế là điều đáng lo ngại khi kiểm soát nợ công. 
Anh Vũ
 
BẠN đọŒC PHẢN Họ’I - COMMENT
MINH TRÍ - BMT
CẦN SIẾT CHẶT đáº¦U TƯ CÔNG NHƯ THẾ NÀO đọ‚ PHÁT TRIọ‚N ọ”N đỊNH Nọ€N KINH TẾ

Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên cần phải đầu tư cái gì, lãnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển, cần thận trọng để quyết định đầu tư nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB vv…làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất , tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn để hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết.
Qua tìm hiểu ở các nước, nhất là các công trình giao thông thì phải nói là chất lượng rất tốt, chúng ta chứng kiến như tại thủ đô Bangkok bị ngập nước hơn 1 tháng , nhưng sau khi nước rút công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng. Hoặc tại đất nước Hàn quốc nhà nước tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô seoul về các tỉnh, thành phố như đường quốc lộ như nước ta, các tuyến đường này đã đầu tư trên 30 năm, 40 năm rồi rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt, chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn quốc.
ọž nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém, như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Buôn ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 3 tiếng đồng hồ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 10 tiếng, đây là sự lãng phí trong xã hội.
Qua xem xét thực tế đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn vay từ nước ngoài chủ yếu các Bộ ngành trung ương, như Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương, Bộ giáo dục vv…Do vậy việc siết chặt đầu tư công , đầu tư công có hiệu quả từ nguồn vay nước ngoài, ngân sách thì trước tiên thuộc trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương rồi đến các địa phương. Trong tình hình hiện nay, nhà nước cần thiết phải giảm chi tiêu đầu tư công , nhưng cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì, trước tiên phải kiên quyết không nên mua sắm những tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết như xe ô tô trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Tập trung nguồn kinh phí đầu tư dứt điểm các công trình đang dỡ dang như các công trình bệnh viện , trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, nếu không tiếp tục đầu tư công trình sẽ bị xuống cấp sẽ mau hư họng lãng phí.
Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trong lãnh vực giao thông nhất là các tuyến đường quốc lộ , sớm nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 14, quốc lộ 51, các tuyến đường đến các xã khó khăn các tỉnh miền núi, đầu tư công tam nông vv…Quan điểm đầu tư tập trung vốn làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó, chú trọng đến chất lượng công trình, nếu phát hiện công trình nào thi công kém chất lượng phải kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với đơn vị thi công và Ban quản lý dự án, cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để gây ra hậu quả lãng phí tiền của nhà nước quá lớn.
 

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay6,691
  • Tháng hiện tại58,061
  • Tổng lượt truy cập41,125,864
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây