Dự án Luật Điện lực: Quy định quá nhiều loại giá và phí

Thứ sáu - 20/04/2012 05:46 1.219 0
Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ Bảy, ủy ban Thưọng vụ Quốc hội khóa XIII đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực với nội dung chính được bàn thảo là quy định về giá điện.

 

Dự án Luật Điện lực: Quy định quá nhiều loại giá v� phí

Giá điện luôn thu hút sự quan tâm của người dân.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, giá bán điện bình quân ngày càng thấp hơn so với giá thành sản xuất kinh doanh điện nếu tính đầy đủ các yếu tố đầu vào, nên chưa đáp ứng được yêu cầu giảm rủi ro cho doanh nghiệp sản xuất điện khi thị trường nguyên, nhiên liệu và điều kiện thủy văn biến động lớn; chưa thu hút các thành phần kinh tế đầu tư; chưa đảm bảo yêu cầu giá điện được tính đúng, tính đủ để khuyến khích đầu tư phát triển nguồn điện và hệ thống lưới truyền tải, phân phối điện; chưa tạo động lực cho khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Cũng theo Bộ Công thương, cơ quan soạn thảo dự án luật mới này thì Luật Điện lực hiện hành giao cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biểu giá bán lẻ đã không còn phù hợp với thực tế. để giá điện có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tín hiệu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước thì cần quy định theo hướng: cơ chế xây dựng và điều chỉnh giá điện do Thủ tướng Chính phủ quy định trên nguyên tắc tuân thủ các chính sách giá của Luật Điện lực, còn các chi tiết về cơ cấu biểu giá (là các nội dung mang tính kỹ thuật) cần giao cho cơ quan chuyên ngành thực hiện.

Thẩm tra dự án luật, Thưọng trực ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của QH tán thành bổ sung quy định, giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. đồng thời cũng tán thành quy định, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện như dự thảo luật.

Về vấn đề cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cơ cấu giá điện cần được quy định rõ ràng, công khai, minh bạch hơn trong dự thảo Luật để làm cơ sở tính toán, kiểm tra, giám sát; đồng thời có sự thống nhất với những quy định của dự thảo Luật Giá đang được trình Quốc hội thông qua. Ông Hiển cũng quan ngại giá điện sẽ bị đẩy cao hơn khi dự luật quy định giá và phí.

Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, nếu quy đinh cả phí điều tiết hoạt động điện lực như dự thảo luật thì giá điện sẽ tăng lên bao nhiêu? Ông Lý cũng có cùng quan ngại với ông Hiển khi đọc dự luật thấy "tầng tầng lớp lớp phí và giá".

Trình bày về "dự luật tạo cảm giác có rất nhiều loại phí, giá", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải, đó là do ngành điện đang trong quá trình tái cơ cấu, tách biệt các khâu từ truyền tải đến bán điện, có khâu giữ độc quyền nhà nước, có khâu xã hội hóa, mỗi khâu có 1 loại giá. Bộ trưởng cũng tiếp thu để thiết kế lại sao cho tránh cảm giác quá nhiều loại phí, giá gây nặng nề.

Về phí điều tiết điện lực, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải thích, hoạt động điều tiết điện lực mang tính đặc thù sâu sắc, là một nghề đòi họi kỹ thuật cao, nặng nhọc mà tiền lương thấp. Vì vậy, cần có một phương thức buộc các đơn vị phát điện nộp 1 khoản phí cho cơ quan điều tiết (chứ không phải người tiêu dùng phải trả).

Ông Hiển cho rằng, đúng là đưa quy định giá thì tốt hơn cho ngành điện nhưng nếu không làm chắc, cơ chế độc quyền sẽ lấn át.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng bày tọ sự tán thành, không nên định giá điện, chỉ nên đưa ra khung giá bình quân. Còn giá bán lẻ để đơn vị kinh doanh được tự chủ.

Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu bọ quy định 8 loại giá, phí mà cơ quan soạn thảo đề xuất. Dự luật sẽ được chỉnh lý theo hướng Nhà nước quy định giá bán lẻ điện bình quân, làm cơ sở cho các cơ quan xây dựng giá bán cho từng đối tượng phù hợp.

Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Điện lực tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5 tới đây.

Xuân Hải


Ý kiến bạn đọc

MINH TRI (10:57 - 19/04/2012)

NGÀNH Điọ†N CẦN CÔNG KHAI CÆ  Sọž TÍNH GIÁ Điọ†N CHO NGƯọœI DÂN BIẾT
để việc tăng giá điện có thể thuyết phục được người dân, vì người dân là khách hàng mà khách hàng đúng nghĩa là thượng đế , thì ngành điện cần phải minh bạch cấu thành giá điện, cần phải công khai cơ sở tính giá điện một cách khoa học. Muốn như vậy các ngành chức năng như Bộ tài chính, Bộ công thương phải xác định rõ chi phí hợp lý cơ cấu trong giá thành sản xuất 1kwh điện và quy định cụ thể tọ· lệ % lợi nhuận định mức đối với ngành điện, để làm cơ sở điều chỉnh giá bán điện, đây chính là giá trần cho phép. Vừa qua tập đoàn điện lực Việt nam có ý định đề nghị chính phủ điều chỉnh tăng giá điện , nhưng qua dư luận phản ánh ý kiến của người dân và qua phân tích của các chuyên gia kinh tế nên dừng lại. Tập đòan điện lực Việt nam từ trước đến nay bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất tiêu thụ điện như sắt thép, xi măng vv… nên đã bị lỗ , nay Tập đòan lại có phương án án tăng giá điện bắt người dân phải gánh mức giá điện bù chéo cho sản xuất là vô lý , Vì giá bán điện hiện nay cho các hộ dân cao hơn giá thành sản xuất của ngành điện, như vậy bán điện cho người dân ngành điện không bị lỗ, nay ngành điện lại tiếp tục nâng giá bán điện cao hơn nữa như vậy không hợp lý. Hiện nay Tập đòan đang độc quyền là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngòai như Trung quốc vv… Do bị ép giá , giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do Tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại tòan bộ cổ phần cho Tập đòan, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat, điều đó dẫn đến công tác quản lý tài chính dễ nhập nhằng , khó kiểm tra kiểm sóat , trong nhiều năm qua đã minh chứng cho việc này, đến khi có các bộ ngành các chức năng vào cuộc kiểm tra thanh tra người dân mới biết được họat động tài chính của tập đòan . đề nghị nhà nước không nên tiếp tục bao cấp giá điện cho các ngành sản xuất sắt thép , xi măng nữa, nếu không ngành điện tiếp tục bị lỗ nữa , rồi lại nâng giá điện bắt người dân phải gánh chịu là rất vô lý. để tránh độc quyền của tập đòan điện lực Việt nam , đề nghị nhà nước nên tách nhiệm vụ thu mua sản lượng điện của Tập đòan điện lực Việt nam cho đơn vị khác độc lập quản lý không trực thuộc tập đòan, Tập đòan điện lực Việt nam chỉ làm nhiệm vụ phân phối bán điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat mà thôi.

 

Nguồn tin: Theo Tamnhin.net

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay4,049
  • Tháng hiện tại74,225
  • Tổng lượt truy cập41,254,826
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây