Dự luật đất đai sửa đổi: Quyền lợi vẫn nghiêng về Nhà nước

Thứ tư - 07/11/2012 19:48 1.249 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Nhiều đại biểu cho rằng dự Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa có đột phá lớn

 

Ngày 6-11, Quốc hội (QH) thảo luận về dự Luật đất đai (sửa đổi). Tại các tổ thảo luận, nhiều đại biểu (đB) cho rằng dự Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa có đột phá lớn và quyền lợi vẫn nghiêng về phía Nhà nước. 

Chẳng ai như Việt Nam!

Phó trưởng đoàn đBQH TPHCM Trần Du Lịch cho rằng Nhà nước chỉ có quyền trưng thu, trưng dụng hay tiên mại chứ không thể là thu hồi. Do vậy, dự luật cần chấm dứt tình trạng giao đất cho doanh nghiệp (DN) để làm dự án và phó mặc để họ tự đền bù thu hồi mảnh đất của người dân đang sinh sống. "Sự thả nổi này còn dẫn đến cảnh 2 nhà đầu tư cùng "mua" được giấy giao dự án và 2 ông mặc cả mua đất trên "đầu" dân. Chẳng ai như Việt Nam" - ông Lịch nói. Ông Lịch đề nghị "trước mắt, cần áp dụng quyền trưng mua, trưng dụng, tiên mại… và đa dạng hóa hình thức hơn nữa".
 

đại biểu Nguyễn Văn Phụng: "đất đai là tài sản đặc biệt, không còn đất, nông dân mất nguồn sống, nghề nghiệp". Ảnh: THẾ DŨNG

Nói về tình trạng thu hồi đất tràn lan, dễ dãi, ông Trần Du Lịch cho biết đến nay chưa cơ quan nào tổng kết số phận những người dân nhưọng đất để làm khu đô thị giọ họ đi đâu, sống thế nào? đB đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) kể trong lần tiếp xúc cử tri, một người đàn ông làm nghề lượm ve chai đã khóc vì cả nhà lên chung cư tầng 10 sống, mất sinh kế, còn đất thu hồi thì DN đang để hoang. "Phải lo sinh kế cho người dân, nhất là khi họ nhưọng đất làm thủy điện, khai mọ" - bà Trang góp ý.

Trái Hiến pháp?

Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng sửa Luật đất đai là hợp lý nhưng cần hết sức cẩn trọng nếu không lại tái diễn vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Nam định... như vừa qua. Bà Nga phân tích: Cơ chế chuyển dịch, thu hồi đất căn cứ theo Luật Dân sự, quyền sử dụng đất là tài sản, theo Hiến pháp quy định, tài sản của cá nhân không bị quốc hữu hóa, trường hợp vì lợi ích quốc gia, phục vụ  an ninh, quốc phòng thì phải trưng dụng, trưng mua có bồi thưọng. Còn theo Luật đất đai, Nhà nước thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội những dự án lớn. "Tôi cho rằng chúng ta đã vượt qua khọi Hiến pháp nên cần phải cân nhắc" - bà Nga nói.

Cùng quan điểm, đB Lê Trọng Sang (TPHCM) cho rằng "đã công nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản thì không thể thu hồi khi người dân đang sử dụng hợp pháp". Theo ông Sang, chỉ nên áp dụng việc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và phục vụ lợi ích quốc gia. trường hợp "sử dụng cho mục đích công cộng" và phát triển kinh tế - xã hội phải áp dụng hình thức trưng mua. đB Lê đông Phong (TPHCM) đề nghị việc xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước cũng phải mua đất của dân như bình thưọng chứ không thể gộp chung là công trình công cộng. "Phải chống việc lấy danh nghĩa mục đích công biến thành lợi ích tư để tham nhũng" - ông Phong nói.

định giá đất quá rắc rối

Nhiều đB cho rằng cách ban hành và định giá đất hiện nay quá rối rắm, gây ra khiếu kiện, bất bình trong dân chúng và dự luật sửa đổi vẫn chưa có cải cách nhiều. đB Trần Du Lịch ví von tình trạng định giá đất quá rắc rối và nhiều tầng nấc hiện nay như "tìm lá diêu bông". Theo ông Lịch, giá đất có liên quan mật thiết với quy hoạch sử dụng đất. Do đó, khâu quy hoạch phải được chú trọng đặc biệt, không chỉ xác định rõ mục tiêu sử dụng mà phải chi tiết hóa cả đến mật độ xây dựng, số tầng cao… Quy định rồi mới định được giá.

đB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) đề nghị: "Giá thị trường là nơi gặp gỡ của cung và cầu ở số lượng cao nhất. Một minh chứng là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang vô cùng khó khăn, người dân có đất trong diện giải phóng mặt bằng đang rất muốn được chi trả nhanh chóng, thay vì trước đó họ tìm cách trì hoãn việc giao đất. Và "số lượng cao nhất" theo tôi là khoảng 70%-80% người có đất đồng thuận". 

đB Nguyễn Văn Phụng (TPHCM) nhấn mạnh: "đất đai là tài sản đặc biệt, là nguồn sống của người dân. Nếu không còn đất, nông dân mất nguồn sống, nghề nghiệp, nhất là nông dân lớn tuổi không thể vào làm việc ở nhà máy, xí nghiệp. Giá đất phù hợp với giá thị trường thì phải làm rõ vì chênh lệch rất cao".
 

Phải miễn học phí cho bậc tiểu học, THCS

Sáng  cùng ngày, QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Góp ý về quyền học tập, đB Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thưọng trực LđLđ TPHCM, cho rằng quy định về quyền này trong Hiến pháp sửa đổi là một bước lùi. "Hiến pháp hiện hành quy định bậc tiểu học không phải đóng học phí nhưng lần này lại không thể hiện. Trong khi muốn xã hội phát triển được thì học tập là hết sức hệ trọng, tôi đề nghị phải thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi, không chỉ học sinh tiểu học mà học sinh THCS cũng phải được miễn học phí" - ông Hải nói.
 
T.Dũng

 

NHÓM PHÓNG VIÊN
  • MINH TRÍ
    07/11/2012 14:36

    CẦN THọNG NHẤT Mọ˜T CÆ  CHẾ THU Họ’I đáº¤T TRONG LUẬT đáº¤TđAI Sọ¬A đọ”I. Trong luật đất đai 2003 có 2 cơ chế thu hồi đất, cơ chế thứ nhất là do nhà nước đứng ra thu hồi đất, tiến hành giải phóng mặt bằng. Cơ chế thứ hai là doanh nghiệp tự thọa thuận với người dân trong thu hồi đất, bồi thưọng. đất đai hiện nay thuộc sở hữu tòan dân do nhà nước thống nhất quản lý, trong khi đó lại giao cho doanh nghiệp tư nhân tự thọa thuận với người dân trong thu hồi đất, sau đó Nhà nước làm thủtục giao đất hoặc cho thuê đất đối với các doanh nghiệp. đây chính là điều bất cập trong cơ chế chính sách, dẫn đến người dân khiếu kiệnđông người kéo dài trong những năm qua, đến nay cũng chưa được giải quyết dứt điểm. Hiện nay hàng năm các địa phương xây dựng giá đất phục vụ cho hai mục đích là giá đền bù cho thu hồi đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương và cũng là giá khi nhà nước giaođất có thu tiền sử dụng đất. Khi áp dụng cho đền bù thì người dân kêu là giá đền bù quá thấp phải theo giá thị trường, khi giao đất có thu tiền sử dụng đất cũng là giá đó, thì người dân cho rằng giá quá cao không có khả năng nộp đề nghị nhà nước xem xét miễn giảm. Chính vì vậy cũng là khó khăn hiện nay của các dự án đầu tư bất động sản. Theo phản ánh của các DN bất động sản, bất cập lớn nhất của Nghị định 69/2009/Nđ-CP ngaÌ€y 13/8/2009 và Nghị định 120/2010/Nđ-CP ngaÌ€y 30/12/2010 là cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá. Điều này dẫn đến tình trạng DN vừa phải bồi thưọng cho người dân theo giá thị trường lại vừa phải nộp tiền sử dụngđất cho Nhà nước cũng theo giá thị trường. Quy định này không chỉ gây khó khăn cho DN trong việc đóng tiền sử dụng đất vì số tiền phải nộp quá lớn mà cơ quan taÌ€i chính, thuế cũng gặp khó khăn trong việc thu tiêÌ€n sử dú£ng đất vì cũng không có cơ sở để xác định được đâu là giá thị trường…Việc nhà nước quy định DN vừa phải bồi thưọng cho người dân theo giá thị trường lại vừa phải nộp tiền sửdụng đất cho nhà nước cũng theo giá thị trường là bất hợp lý, vì khi chưa triển khai dự án các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước vv… chưa có, nên giá trị đất tại khu vực này không thể cao được, khi dự án đã được đầu tưhòan chỉnh thì giá trị đất phải được điều chỉnh tăng lên là phù hợp.. Về giá đền bù đây là vấn đề nhạy cảm người bị thu hồiđất thắc mắc khiếu nại rất nhiều , người dân không hiểu khi thu hồi đất có nhiều lọai đất khác nhau như đất khu dân cư , đất nông nghiệp , đất rừng sản xuất vv…do vậy giá đền bù các lọai đất khác nha. Các địa phương cũng rất khó khăn trong việc vận động tuyên truyền với các hộ dân bị thu hồi đất để làm dự án phát triển kinh tế ở địa phương; vì nếu dự án địa phương thu hồi theo quy định pháp luật thì áp giá đền bù theo giá đất hàng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua , còn các dự án khác do các doanh nghiệp chủ đầu tư thì theo giá thọa thuận với người dân, do đó trên khu vực đất gần nhau nhà nước thu hồi làm công trình công cộng thì giá thấp hơn do các tổ chức khác thọa thuận, vì vậy các hộ thắc mắc. Qua các đơn khiếu nại về đất đai người dân đòi họi phải công bằng và đề nghị đền bù phải theo giá thị trường, tuy nhiên, làm thế nào để xác định được giá thịtrường và làm thế nào để xác định "sát với giá thị trường" là điều không đơn giản, đây là vấn đề khó, chính vì vậy mấy năm qua các địa phương vấp phải không giải thích thuyết phục được với các hộ dân, liên tục gửi đơn vượt cấp. Về giá đền bù do nhà nước thu hồi đất, đất đai hiện nay thuộc sở hữu tòan dân do nhà nước thống nhất quản lý, do vậy Chính phủ nên tiếp tục quy định khung giá đền bù chung cho cả nước, hoặc ủy quyền UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá đất. Trên cơ sở đó ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng vận dụng, xây dựng giá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương sát với giá thị trường, trình hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để triển khai thực hiện áp dụng thời gian từ 3 năm trở lên để mang tính ổn định lâu dài để triển khai một dự án lớn, nếu hàng năm phải điều chỉnh giá đất như hiện nay, thì người nhận đền bù trước sẽ khiếu kiện vì người nhận đền bù năm sau giá đền bù sẽ cao hơn năm trước. MINH TRÍ

 

Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay5,676
  • Tháng hiện tại57,046
  • Tổng lượt truy cập41,124,849
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây