Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về nợ công, cho thấy xu hướng gia tăng nợ công vẫn tiếp tục diễn ra trong các năm tới.
Nhiều dự án nợ quá hạn
Trong cơ cấu nợ công, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm khoảng 78% (chủ yếu là phát hành trái phiếu chính phủ và vay ODA). Các khoản vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu vay lãi suất rất ưu đãi (ODA), điển hình là khoản vay của Ngân hàng Thế giới (WB) có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất 0,75%/năm. Khoản vay của Ngân hàng Phát triển châu à (ADB) có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm, các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1%-2%/năm.
68% dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn. Cũng tính đến ngày cuối cùng của năm trước, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỉ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp, xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy một vấn đề đáng lo ngại là trong số 580 dự án cho vay lại, có đến 55 dự án có nợ quá hạn với số dư nợ gốc quá hạn chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay lại. Có đến 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Hạn chế bảo lãnh vay trong nước
Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. để quản lý nợ công bảo đảm an toàn và bền vững, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để phát sinh nợ quá hạn; huy động nguồn vốn vay phù hợp với tiến độ giải ngân; tăng cưọng giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với các đơn vị sử dụng vốn vay, theo dõi chặt chẽ khả năng trả nợ của từng dự án đầu tư, từng doanh nghiệp...
Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước. Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.
CẦN SIẾT CHẶT đẦU TƯ CÔNG NHƯ THẾ NÀO đọ‚ PHÃT TRIọ‚N ọ”N đỊNH Nọ€N KINH TẾ Một đất nước muốn phát triển thì Nhà nước cần phải tập trung ngân sách để đầu tư công là điều tất nhiên, tuy nhiên cần phải đầu tư cái gì, lãnh vực nào là cần thiết để tạo điều kiện động lực cho nền kinh tế phát triển, cần thận trọng để quyết định đầu tư nhất là việc sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài như ODA, WB vv…làm thế nào mang lại hiệu quả cao nhất , tăng được nguồn thu cho ngân sách để có nguồn để hoàn trả vốn vay với nước ngoài như đã cam kết. Qua tìm hiểu ở các nước, nhất là các công trình giao thông thì phải nói là chất lượng rất tốt, chúng ta chứng kiến như tại thủ đô Bangkok bị ngập nước hơn 1 tháng , nhưng sau khi nước rút công trình giao thông không bị ảnh hưởng hư họng gì, các phương tiện giao thông vẫn hoạt động bình thưọng. Hoặc tại đất nước Hàn quốc nhà nước tập trung đầu tư 5 tuyến đường bộ cao tốc từ thủ đô seoul về các tỉnh, thành phố như đường quốc lộ như nước ta, các tuyến đường này đã đầu tư trên 30 năm, 40 năm rồi rồi, nhưng đến nay chất lượng còn rất tốt, chính những con đường cao tốc này đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của đất nước Hàn quốc. ọž nước ta việc đầu tư công các công trình không dứt điểm, kéo dài , chất lượng quá kém, như tuyến đường quốc lộ mới hoàn thành đưa vào sử dụng năm trước thì năm sau đã bị hư họng xuống cấp. Do không tập trung dứt điểm nên không thể nào phát huy được hiệu quả, vì thời gian vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa mất quá nhiều thời gian, như đoạn đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Buôn ma Thuột chỉ có khoảng cách 350km, nếu có đường cao tốc chỉ cần hơn 3 tiếng đồng hồ là đến nơi, nhưng hiện nay phải mất đến 10 tiếng, đây là sự lãng phí trong xã hội. Qua xem xét thực tế đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, nguồn vốn vay từ nước ngoài chủ yếu các Bộ ngành trung ương, như Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương, Bộ giáo dục vv…Do vậy việc siết chặt đầu tư công , đầu tư công có hiệu quả từ nguồn vay nước ngoài, ngân sách thì trước tiên thuộc trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương rồi đến các địa phương. Trong tình hình hiện nay, nhà nước cần thiết phải giảm chi tiêu đầu tư công , nhưng cần phải xem xét nên chi cái gì và giảm chi cái gì, trước tiên phải kiên quyết không nên mua sắm những tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết như xe ô tô trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Tập trung nguồn kinh phí đầu tư dứt điểm các công trình đang dỡ dang như các công trình bệnh viện , trường học thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ, nếu không tiếp tục đầu tư công trình sẽ bị xuống cấp sẽ mau hư họng lãng phí. Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trong lãnh vực giao thông nhất là các tuyến đường quốc lộ , sớm nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 1a, quốc lộ 14, quốc lộ 51, các tuyến đường đến các xã khó khăn các tỉnh miền núi, đầu tư công tam nông vv…Quan điểm đầu tư tập trung vốn làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó, chú trọng đến chất lượng công trình, nếu phát hiện công trình nào thi công kém chất lượng phải kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với đơn vị thi công và Ban quản lý dự án, cần thiết truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để gây ra hậu quả lãng phí tiền của nhà nước quá lớn. MINH TRÃ