Đưa vụ giàn khoan ra LHQ, Trung Quốc tự đối mặt nguy cơ

Thứ tư - 11/06/2014 21:38 713 0
Ngày 9-6, Trung Quốc trình bản “tuyên cáo lập trường” về vụ giàn khoan Hải Dương 981 lên Liên Hiệp Quốc. Theo tờ Diplomat, với hành động này, Trung Quốc tự đẩy mình vào thế nguy hiểm.

Theo AP, thông cáo mang tên “Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981): Sự khiêu khích của Việt Nam và quan điểm của Trung Quốc” được Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân gửi Tổng thư ký Ban Ki-moon hôm 9-6.

Trên bề mặt, hành động của Trung Quốc có vẻ khó hiểu bởi nước này luôn phản đối quốc tế hóa tranh chấp trên biển Đông. Cũng vì lập trường này mà Trung Quốc bị chỉ trích dữ dội tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 ở Singapre vừa qua.

 

Sĩ quan hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8-6 Ảnh: REUTERS

Sĩ quan hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu tại đảo Song Tử Tây

thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8-6. Ảnh: REUTERS

 

Hơn nữa, Bắc Kinh một mực cự tuyêt ra tòa khi bị Philippines khởi kiện vì tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Với tầm ảnh hưởng mạnh đối với những láng giềng nhỏ hơn, Trung Quốc luôn đòi hỏi đàm phán song phương với từng nước có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển quan trọng này.

Theo nhận định của Diplomat, nguyên nhân khiến Trung Quốc đưa vụ giàn khoan ra Liên HIệp Quốc là do ngày càng lo ngại các nước láng giềng sử dụng luật pháp quốc tế để đối phó với sức mạnh quân sự vượt trội của Bắc Kinh.

Sau Philippines, gần đây Việt Nam nhiều lần tuyên bố cân nhắc kiện Trung Quốc. Nếu làm thế,Diplomat cho rằng Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của Nhật, Úc, Mỹ và nhiều nước khác. Do đó, Trung Quốc muốn chặn đầu bằng cách lu loa trước một cơ quan quốc tế về cái gọi là chủ quyền của họ trên biển Đông.

Tuy nhiên, đây là canh bạc quá nguy hiểm cho chính Trung Quốc bởi cơ sở pháp lý của “đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên biển Đông chẳng là gì. Những quốc gia bị “đường lưỡi bò” xâm phạm lãnh hải hoàn toàn có thể nhân cơ hội này để phản công.

Đặc biệt, hành động này cũng để lộ tính hai mặt của Trung Quốc. Một mặt trình thông cáo lên Liên Hiệp Quốc, mặt khác cũng chính ông Vương Dân phát biểu trong lễ kỉ niệm 20 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực ngày 9-6 rằng: “Chính phủ Trung Quốc tin rằng cách hữu hiệu nhất để giải quyết các tranh chấp lãnh hải một cách hòa bình là đàm phán và tham vấn trực tiếp giữa các bên có liên quan, dựa trên chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế”.

Rõ ràng, Trung Quốc không hề thay đổi lập trường và việc đưa vụ giàn khoan ra Liên Hiệp Quốc chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận.

 

Tàu tuần tra Trung Quốc triển khai quanh giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: REUTERS
Tàu tuần tra Trung Quốc triển khai quanh giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: REUTERS

 

Cũng liên quan đến việc này, ngày 10-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang ngược nói Bắc Kinh muốn “thông báo cho thế giới biết sự vu khống của Việt Nam”. Theo bà này, Việt Nam vừa quấy rối hoạt động giàn khoan vừa vu cáo Trung Quốc.

Cùng ngày 10-6, phát biểu nhân “Ngày Hữu nghị Philippines – Trung Quốc” lần thứ 13, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tiếp tục kêu gọi Trung Quốc “tham gia các sáng kiến hữu nghị” để giải quyết tranh chấp với láng giềng trên biển Đông.

Hải Ngọc (Theo Diplomat, Reuters, Straits Times)
Ý kiến bạn đọc

  • MINH TRI
    7Thích  
    11/06/2014 15:07

     

    TRUNG QUỐC ĐUỐI LÝ SỢ VN KIỆN RA TOÀ ĐÂY LÀ CƠ HỘI ĐỂ VN KHỞI KIỆN GIÀNH LẠI CHỦ QUYỀN Ông Phạm Thế Duyệt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Phạm Thế Duyệt đã trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về tình hình biển đông hiện nay: Không phải cứ nước bé là 'ngậm miệng chịu thiệt' Qua thực tế đã diễn ra sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) vào hạ đặt tại vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta, chúng ta cần tuyên truyền cho các nước trên thế giới biết, không thể nào đặt chiến lược niềm tin vào Trung Quốc, vì từ trước đến nay Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo, trong các buổi hội nghị, hội thảo quốc tế đều tuyên bố tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của các nước, ngược lại đến khi hành động thì - với tư tưởng bá quyền ăn sâu vào tiềm thức - họ đã dùng sức mạnh vũ lực để chiếm đoạt, đe doạ các nước yếu hơn mình. Cụ thể, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974 và đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1988. Qua hơn 1 tháng chúng ta đã kiên trì sử dụng các biện pháp hoà bình và cùng dư luận quốc tế để đấu tranh trước việc làm sai trái của Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc càng ngày càng hung hãn hơn, cho tàu lớn vỏ sắt đâm vào tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của nước ta đang làm chấp pháp; không những vậy, họ còn đâm vào làm chìm tàu cá của bà con ngư dân nước ta đang đánh bắt hải sản trong vùng biển Đông - thuộc ngư trường truyền thống của chủ quyền nước ta, sau đó thản nhiên bỏ đi, không biết sự sống chết của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo, vô nhân tính không thể tha thứ được. Vậy, dù Trung Quốc có rút giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) ra khỏi vùng biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta, đề nghị Chính phủ vẫn cần sớm khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài quốc tế về Luật Biển, bởi chỉ làm như vậy chúng ta mới có cơ hội giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974 cũng như đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988. MINH TRÍ


Nguồn tin: NLĐ Online

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay5,833
  • Tháng hiện tại55,257
  • Tổng lượt truy cập41,235,858
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây