Trang thông tin điện tử Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Júthttps://taichinh.cujut.daknong.gov.vn/uploads/favicon-touch.png
Thứ tư - 11/06/2014 21:367100
Thông tin Trung Quốc cấm doanh nghiệp nước họ tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam như một sự trừng phạt kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam hay không, đó là điều mà dư luận rất quan tâm.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có nhà thầu Trung Quốc tham gia đang chậm tiến độ
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng: “Nếu có việc Trung Quốc cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu dự án mới tại Việt Nam thì họ bị thiệt trước tiên. Làm như thế là ''tự anh làm khó anh'' vì đã tự loại mình khỏi một thị trường tốt như Việt Nam”.
Ông Thăng không ngại doanh nghiệp Trung Quốc “tẩy chay” thị trường Việt Nam.
Ông Thăng nói tự tin như vậy là có cơ sở. Bởi vì các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tham gia thị trường Việt Nam đâu phải đi cho không, giúp đỡ anh em theo tinh thần “4 tốt” xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, mà họ đi làm giàu cho chính họ đấy chứ. Cũng thử điểm lại xem, công trình do Trung Quốc tham gia thầu đã mang lại được hiệu quả vượt trội cho Việt Nam như kỳ vọng hay chưa.
Có nhiều ý kiến từng bàn về việc thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế từ Trung Quốc, thì đây là cơ hội mười mươi để “thoát” một phần trong lĩnh vực xây dựng các dự án, công trình. Doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực để đủ sức đảm đương được những dự án mà bấy lâu nay phải dựa vào các nhà thầu Trung Quốc. Muốn làm được thì phải nâng cao chất lượng hoạt động, cải tiến công nghệ, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý. Có thể sẽ còn gặp khó khăn, nhưng nếu biết phát huy nội lực, cộng với sự tự tin và lòng yêu nước, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ thành công.
Cũng có những dự án, hoặc một phần của dự án đòi hỏi công nghệ cao cần có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài, thì Trung Quốc vẫn chưa phải là lựa chọn số 1. Việt Nam có thể chọn các nhà thầu Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước Châu Âu để mời thầu. Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các công trình, dự án xây dựng hạ tầng giao thông. Vậy thì, doanh nghiệp của Trung Quốc có tham gia hay không vào thị trường Việt Nam cũng không tới mức phải lo ngại.
Tuy nhiên, điều tối ưu vẫn là sự trưởng thành của các doanh nghiệp trong nước. Không chỉ không lệ thuộc vào Trung Quốc, mà tiến đến không lệ thuộc nhiều vào các quốc gia khác. Từng bước tự chủ trong khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Tự chủ kinh tế mới là tự lực, tự cường thực sự.
Ý kiến bạn đọc
MINH TRI -
VIỆC TRUNG QUỐC CẤM DNNN CỦA HỌ ĐẤU THẦU DỰ ÁN MỚI TẠI VN ĐÂY LÀ TÍN HIỆU TỐT Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp của họ tham gia đấu thầu trong nhiều lãnh vực, phần lớn họ được trúng thầu do họ bỏ giá đấu thầu quá thấp, hậu quả chúng ta đã nhận thấy là nhiều tuyến quốc lộ, một số tuyến đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v…họ đã trúng thầu do bỏ giá đấu thầu quá thấp, nên đã kéo dài thời gian thi công, chất lượng không đảm bảo, không hoàn thành đúng tiến độ. Do bức xúc của người dân và qua phản ánh của dư luận báo chí trong việc đi lại khó khăn, chất lượng kém, lãnh đạo Bộ GTVT qua kiểm tra đã đồng ý điều chỉnh lại dự toán hỗ trợ bù thêm chênh lệch giá vật liệu, họ mới tiếp tục thi công để hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong lãnh vực y tế cũng vậy, họ bỏ giá thuốc thấp để tham gia đấu thầu và được trúng thầu, điều đó chắc chắn chất lượng thuốc sẽ không đảm bảo trong việc điều trị cho bệnh nhân. Một điều hết sức chú ý là họ không sử dụng lao động nhân công tại chỗ của nước ta, đa phần các doanh nghiệp của họ trúng thầu tại Việt Nam không chỉ có các chuyên gia họ đưa sang, mà hầu hết họ đều sử dụng lao động phổ thông của nước họ vào tham gia các dự án, không sử dụng lao động phổ thông tại Việt Nam, đây là điều hết sức thiệt thòi cho người lao động của nước ta và đây cũng chính là điều hết sức khó khăn cho các cấp chính quyền ở địa phương trong thời gian vừa qua trong công tác quản lý hành chính, quản lý nhân - hộ khẩu đối với người lao động nước ngoài là người Trung Quốc, chưa kể những thương lái là người Trung Quốc mua nông sản của người nông dân đã để lại hậu quả tổn thất thiệt hại khó lường hết được cho nông dân trong thời gian vừa qua, đang tiềm ẩn nguy cơ không ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương, thực tế đã xảy ra ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An v.v…Đó là những điều cần phải suy nghĩ.