à tưởng làm ăn:Nhìn lại những cánh rừng cứ đần dần trơ trụi theo năm tháng của vùng núi rừng quê hương An Lĩnh, An Xuân, An định và Bằng Ngồi của hai huyện miền núi Tuy An, Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, anh nhận thấy, chúng ta cần phải có trách nhiệm, phải làm gì để môi trường ở đây được bền vững mà cuộc sống nhân dân vẫn ngày một đi lên?
Trồng rừng là việc làm đúng, vừa có thu nhập, vừa bảo vệ môi trường. Xong vẫn chưa đủ? Tập tục và cách sử dụng chất đốt phí phạm của bà con vùng núi cũng như các lò tráng bánh, nấu đường truyền thống vẫn khiến cho những cánh rừng nguyên sinh, hoang sơ ngày một thu hẹp. Mùa nắng thì như thiêu như đốt, mùa mưa thì lụt lội rửa trôi và sạt lở gây và lầy lội gây ách tắc giao thông...!
Sau khi tìm hiểu chuẩn bị vốn liếng, kỹ thuật, Anh Phương quyết định chọn mô hình chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp để cải thiện thu nhập đồng thời đưa ra mô hình sản xuất bền vững cho bà con nông dân. Với tâm điểm cho bà con học tập để đổi mới cuộc sống đi lên, anh quyết định chọn mô hình chăn nuôi và dùng chất thải để sản xuất gas làm chất đốt thay củi rừng tự nhiên đáng tiếc.
Tiến trình thực hiệnBắt đầu khởi công vào tháng 7 năm 2011, loay hoay gần 2 tháng, công trình nuôi gà bán công nghiệp và bể biogas 14 m3 của anh Phương bắt đầu đưa vào sử dụng. Lần đầu tiên một thanh niên của vùng núi rừng An Lĩnh có mô hình chăn nuôi tập trung 4000 con gà thịt/năm. Với lợi thế đất rộng thức ăn thô xanh dồi dào, anh Phương quyết định lứa đầu tiên nuôi 1000 con gà thịt sử dụng thức ăn tinh tự chế từ bắp, sắn và bổ sung thức ăn công nghiệp đóng bao.
Với kiểu nuôi nhốt đồng thời thả vưọn vào tháng cuối khi xuất chuồng, chăm sóc với sự khống chế nhiệt độ chuồng nuôi từ 28 độ C đến 30 độ C cùng công tác thú y được kiểm soát ngay từ đầu cho đến khi xuất bán, Anh Phương nhập giống từ lò ấp ở thành phố về, trước khi tiêm chủng đầy đủ các bệnh Crômbo, dịch tả, trái đậu và cúm gia cầm thật kỹ càng, rồi mới đưa vào quy trình nuôi. Từ ngày 12 tháng 10 đến nay đã hơn một tháng gà của anh đã đạt trọng lượng hơn 1 kg, khiến bà con nông dân trong vùng phải trầm trồ thán phục. Tính đến nay, đàn gà đảm bảo tọ· lệ nuôi sống cao và tăng trưởng đều. Anh Phương cho biết: từ 1000 con gà giống 1 ngày tuổi, bây giọ đã bị hao hụt hết 14 con trên tổng số 1000 con, tọ· lệ sống của đàn 98.6%. Theo dự tính, anh sẽ xuất chuồng khi gà 4 tháng tuổi, trọng lượng giao động từ 2,0 kg đến 2,4 kg /con (bq 2.2 kg/con). Trước khi xuất bán, anh cho gà ra vưọn đủ sáng, đủ rau xanh khoảng 2 đến 3 tuần, để gà có chất lượng thịt ngon và đẹp mã.
Sự vui mừng phấn khởiMẻ đầu tiên, chuẩn bị cho gần 1000 con gà xuất chuồng vào dịp Tết Nhâm Thìn là sự thành công đầu tiên của mô hình. Thán phục hơn là nông dân vùng núi An Lĩnh xưa nay chỉ biết nuôi gà cải thiện bửa ăn gia đình, thì lần này anh Phương dám chọn con gà là đối tượng sản xuất hàng hóa. Nếu tính gần đúng 950 con, với 2.2kg/con, giá đợt này 70.000đồng/kg, thì anh có thu ước tính gần 28 tiệu đồng sau 4 tháng nuôi. Cái lợi kinh tế ban đầu là vậy, cái lợi môi sinh môi trường mới đáng để bà con nông dân vùng này học tập và ngưỡng mộ hơn. Kể từ khi mô hình chăn nuôi đưa vào sau 2 tháng, nhà anh phương đã dùng khí gas sinh học làm chất đốt sạch để đun nấu.
đây mới là cái đích của mô hình, anh đã làm thay đổi tập tục đốt củi lãng phí của bà con nhân dân. Chúng tôi phấn khởi và được vui lây cùng gia đinh anh Phương! Nếu đồng hành với sản xuất rừng nguyên liệu của dự án Simla, Việt-đức, chuyên canh cây mía của nhà máy đường KCB Ấn độ, nay có thêm mô hình chăn nuôi sạch, chắc chắn bà con vùng này sẽ thay đổi cả về kinh tế lẫn tầm nhìn. Mô hình này khi được nhân rộng chắc chắn sẽ thổi một luồng gió mới vào công cuộc hiện đại hóa nông thôn vùng quê miền núi này.
Lần đầu tiên từ năm 1986 đến nay, bà con nông dân Vùng núi An Lĩnh mới được tận mắt chứng kiến và thán phục về cách nghĩ, cánh làm của những người nông dân đã bắt tay hiện thực hóa vấn đề "thế nào là sản xuất bền vững"!
N.V.Phiên