Thực khó khăn cho khả năng và trách nhiệm định kỳ của các Bộ trưởng mỗi khi đăng đàn ! Nhìn mái tóc phảng phất hoa dâm và tâm trang đăm chiêu của người được chất vấn. Các nhà báo cũng rất "tâm trạng" nói họi nhau liệu qua mỗi kỳ chất vấn như thế này tóc các Bộ trưởng có bạc thêm nhiều không nhỉ? và đúng lúc đó thì nghe thấy một câu trả lời của ngài Bộ trưởng về vấn đề tiền đâu để mua "nợ xấu " và nghị trường lại nóng nên vì câu trả lời của Bộ trưởng là "không giám khẳng định hay tin là không có chạy dự án "
Bộ trưởng Vinh thật thà giãi bày nhưvậy khi trả lời đB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm đồng).
|
đB Nguyễn Bá Thuyền: Không ổn khi nói Bộ KHđT không có trách nhiệm |
"Trách nhiệm lớn nhất của Bộ KHđT là làm sao bố trí vốn đầu tư công hiệu quả nhất. Còn cắt giảm quá nhiều dự án công không phải là trách nhiệm của Bộ KHđT. Trách nhiệm của Bộ hiện nay chính là dọn hậu quả của việc bốtrí dàn trải", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định.
Không đồng tình, ông Thuyền cho rằng, từ năm 2007 đến nay, nền kinh tếchao đảo, lạm phát rồi suy giảm, 2011 lại lạm phát,Bộ KHđT mà không có trách nhiệm gì thì không ổn. Nếu chúng ta cắt vừaphải thì đã không suy giảm kinh tế. Gần như chúng ta đã cắt giảm kiểu cào bằng. Bộ phải có trách nhiệm trong vấn đề điều hành nền kinhtế.
Bộ trưởng Vinh phản bác: "Có lẽ chúng ta không hiểu nhau. Cắt giảm khôngphải do Bộ trưởng đề xuất cắt nhiều hay ít. Nếu tiếp tục tăng đầu tư công thì nâng nợ công, áp lực với Bộ trưởng càng khó khăn. Tôi không từ chối trách nhiệm. Có nhiều tiền, không cắt giảm thì càng dễ cho Bộ, chứ bây giọ đã giảm rồi, vì đã dàn trải. Bộ KHđT lúc nào cũng muốn đầu tư công nhiều, để dễ cho các tỉnh, các bộ thôi".
Không tin không có chạy dự án
Nhiều câu họi của đB xoáy vào căn bệnh đầu tư dàn trải và vấn nạn xin- cho.
đB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho biết, có hai luồng quan điểm, một làdo khoán trắng đầu tư công nên tỉnh nào cũng có trường Cđ, đH, cảng biển, khu công nghiệp, luồng thứ hai là tất cả các dự án đều do Trung ương quyết định chứ không phải do địa phương. đầu tư công là sản phẩm của cơ chế xin - cho, hai bên đều có lợi ích nhóm. Ông họi: "Vậy trách nhiệm quảnlý của Bộ KHđT như thế nào?".
Bộ trưởng Vinh bày tọ, xét cho cùng thì luồng ý kiến nào cũng đúng cả,rồi cũng đến Trung ương. Nhưng ông cho rằng, có phân cấp nhưng quả thậtt hiếu chế tài quản lý.
|
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nếu bảo không có chạy dự án thì tôi cũng không tin |
"Quốc hội chỉ xem công trình từ 35.000 tọ· trở lên. Dự án to hay bé dođịa phương quản lý, Trung ương không quản lý. Chế tài quản lý chỉ nóiđịa phương giao dự án thì phải báo cáo Bộ nhưng thực tế,Bộ KHđT cũng không nhận được nhiều báo cáo", Bộ trưởng khẳng định.
Tuy nhiên, đB Trần Ngọc Vinh cho rằng, không có lửa thì làm sao có khói,việc chạy dự án phổ biến nhiều, đặc biệt là dự án do Bộ KHđT chỉ định thầu. đề nghị Bộ trưởng nói rõ là có chạy dự án không?
Bộ trưởng Vinh lấp lửng: "Nếu có thì tôi đã kọ· luật ngay rồi, nhưng nếu bảo là không có chạy dự án thì tôi cũng không tin".
Ông lập luận, với cơ chế chỉ thị 1792, Bộ KHđT không giao danh mục dự áncụ thể nào mà chỉ giao vốn cả giai đoạn cho địa phương. Trong nhiệm kỳcủa mình, địa phương tự chủ động bố trí vốn vào đâu, dự án nào cho hiệuquả. Nếu ký duyệt mà để xảy ra dàn trải thì địa phương phải tự chịutrách nhiệm. Từ nămnay, việc giao vốn cho danh mục dự án cụ thể sẽ không thuộc trách nhiệmcủaBộ KHđT. Bộ sẽ chỉ tham mưu vấn đề lớn, không đi vào chi tiết từng dự án nữa. đó chính là biện pháp chống tiêu cực, chống chạy dự án.
Tại giao chỉ tiêu GDP cho địa phương Dù vậy, đB Trần Du Lịch, TP.HCM vẫn phê bình: "Bộ trưởng vẫn chưa nói tới gốc vấn đề chống dàn trải. Tôi cho là cái gốc từ cách làm, cách lập kế hoạch. Tỉnh nào cũng có cơ cấu kinh tế riêng, có trung tâm thương mại, hội nghị, cảng biển, khu kinh tế…Liệu cách chống của Bộ trưởng có chữa được gốc căn bệnh này không? đề ántái cấu trúc không thấy nói đến".
|
đB Trần Du Lịch: Liệu Bộ trưởng có chữa được gốc bệnh dàn trải? |
"đúng là các giải pháp của Bộ quyết liệt nhưng vẫn chưa triệt để chốngđược ngay dàn trải đầu tư công. Vì căn cơ của việc dàn trải này rất sâura",Bộ trưởng Vinh thừa nhận.
"Luật hiện hành đang giao cho các địa phương làm kinh tế, giao chỉ tiêu GDP… Tôi đi nước ngoài thấy họ không bao giọ giao địa phương làm kinh tế. Nhưng ở Việt Nam thì việc này quá lớn.
"Tư duy kinh tế như vậy, nếu không thay đổi triệt để thì địa phương nào cũng sẽ có cảng, khu công nghiệp. Có địa phương đã nói là, nếu không làm thì bên tỉnh kia họ làm, thu hút đầu tư, nguồn lực. Rồi mai kia, họ phát triển, còn tôi thì không, sẽ bị chê trách là không hoàn thành nhiệm vụ".
"Thực tế như vậy nên cần phải đổi mới tư duy sâu sắc. Tuy nhiên, tronglúc những vấn đề đại sự quốc gia này chưa làm xong, trước mắt, để ngăn chặn dàn trải vốn thì phải thực hiện các biện pháp hiện nay. Sau đó, chúng ta sẽ khắc phục dần dần",Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
Và nói là không có chạy dự án thì bộ trưởng cũng không giám tin là như vậy. Lực bất tòng tâm làm thế nào đây trong lúc nền kinh tế đang có quá nhiều bất cập ở tất cả các khâu ? Chúng ta hãy chỉ biết tin vào một điều đơn giản nhất đó là sóng gió qua đi hết đêm ngày mai trọi lại sáng.
Lan Hương TH
à kiến bạn đọc
CHƯA CÓ Dọ° ÃN PHẢI CHẠY NHƯNG CÓ Dọ° ÃN Rọ’I VẪN PHẢI CHẠY ?
Từ lâu rất nhiều dư luận nói nhiều đến Bộ Kế hoạch đầu tư muốn có dự án để đầu tư phải chạy ? vừa qua tại diễn đàn quốc hội chiều ngày 13/06/2012 , đại biểu Trần ngọc Vinh cho rằng, không có lửa thì làm sao có khói,việc chạy dự án phổ biến nhiều, đặc biệt là dự án do Bộ KHđT chỉ định thầu. đề nghị Bộ trưởng nói rõ là có chạy dự án không? Bộ trưởng Vinh trả lời lấp lửng: "Nếu có thì tôi đã kọ· luật ngay rồi, nhưng nếu bảo là không có chạy dự án thì tôi cũng không tin". Cách trả lời như vậy có thể khẳng định việc chạy dự án là có nhưng do không bắt được tận tay đành chịu. Chưa có dự án phải chạy nhưng có dự án rồi vẫn phải chạy, mới nghe qua thấy không tin nhưng thực tế cũng phải tin là sự thật.Năm nay 2012 thời gian đã 6 tháng đầu năm , hầu như các dự án thuộc nguồn vốn của trung ương là không triển khai được, qua tìm hiểu, ngày 28/10/2011 Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có công văn số 7356/BKHđT-TH V/v hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của TTCP về tăng cưọng quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP, theo đó các dự án mới phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ. Do vậy, tòan bộ các dự án đầu tư ở các địa phương từ tỉnh và huyện thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương như các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ vv…mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã thông qua có quyết định giao chỉ tiêu phân bổ vốn từng danh mục về cho các địa phương , trong đó đã ghi rõ nguồn vốn cụ thể như trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia vv…nhưng theo tinh thần văn bản hướng dẫn trên của Bộ Kế họach đầu tư, các danh mục mới đã được bố trí trong kế họach vốn 2012 phải có báo cáo thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế họach đầu tư phê duyệt thẩm định, khi nào thẩm định nguồn vốn xong các địa phương mới được phép làm các bước thủ tục tiếp theo , theo trình tự xây dựng cơ bản, rồi mới đến bước đấu thầu hay chỉ định thầu đơn vị thi công, chủ đầu tư mới khởi công công trình được. Chúng ta biết cả nước có đến hàng trăm ngàn công trình tập trung ở Bộ Kế họach đầu tư để được phê duyệt thẩm định nguồn vốn, địa phương nào cũng thấy hết sức cần thiết phải sớm làm xong thủ tục để sớm khởi công công trình, nếu không kịp thời sẽ bị mất vốn, do vậy các địa phương từ huyện đến tỉnh trong cả nước, phải ra Bộ Kế họach đâu tư để làm việc, .sớm có báo cáo phê duyệt thẩm định vốn cho địa phương mình. Với khối lượng công việc đồ sộ quá lớn như thế , với một số ít cán bộ chuyên viên ở các Vụ thuộc Bộ có thể giải quyết nhanh chóng kịp thời giúp cho các địa phương hay không? đây có phải là cải cách thủ tục hành chính hay không? Hay tiếp tục cơ chế xin cho? Theo chủ trương chỉ đạo của chính phủ đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính rưọm rà . đề nghị Bộ Kế họach đầu tư nghiên cứu, nếu danh mục đâu tư trong năm kế họach đã có quyết định của Chính phủ ghi rõ nguồn vốn đầu tư thì không nhất thiết phải có báo cáo phê duyệt thẩm định nguồn vốn nữa, chỉ có những danh mục công trình nào chuân bị đầu tư, thì nhất thiết phải báo cáo thẩm định nguồn vốn, để tránh đầu tư giàn trãi. Nếu tình trạng trên không được Bộ Kế họach đầu tư khắc phục, chắc chắn năm 2012 các dự án sẽ tiếp tục chậm tiến độ, vốn đầu tư không giải ngân được sẽ là sự lãng phí trong xã hội. Còn theo Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn việc thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2012; phấn đấu thực hiện giải ngân nhanh và giải ngân hết kế hoạch vốn trong niên độ kế hoạch năm 2012, không kéo dài thời hạn thanh toán sang năm 2013, các địa phương đang thực hiện như văn bản của Bộ kế họach đầu tư hướng dẫn như trên, do vậy các địa phương rất khó thực hiện trong việc giải ngân vốn đầu tư được kịp thời, đúng tiến độ trong năm 2012. Trong những năm qua được quan tâm của trung ương đã đầu tư cho các địa phương từ các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ để xây dựng các công trình bệnh viện, trường học, giao thông, hiện nay các công trình đang dỡ dang , có nhiều công trình có khối lượng đạt từ 80% trở lên , nhưng năm 2012 không được trung ương tiếp tục bố trí vốn, nếu không được tiếp tục đầu tư công trình sẽ bị xuống cấp do thời tiết mưa nắng, rất lãng phí, đề nghị các bộ ngành trung ương quan tâm bố trí vốn dứt điểm để các công trình sớm hòan thành đưa vào sử dụng, chống lãng phí. MINH TRÃ