Vợ ông Hùng xin nghỉ việc để chuẩn bị sinh con từ ngày 1/8/2011. Ngày 15/8/2011 vợ ông Hùng sinh con và ngày 1/12/2011 thì trở lại cơ quan làm việc. Từ ngày 2/12/2011 đến ngày 30/12/2011 vợ ông ốm vào viện điều trị. Tuy nhiên cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ thanh toán chế độ ốm đau từ ngày 15/12/2011 đến 30/12/2011. Vì từ ngày sinh con 15/8/2011 đến ngày 15/12/2011 đã nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng.
Ông Hùng muốn biết, BHXH tính trả chế độ thai sản và ốm đau như vậy có đúng không? thời gian nghỉ thai sản tính từ thời điểm bắt đầu nghỉ hay theo giấy chứng sinh của bệnh viện?
Vấn đề ông Hùng họi, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 31 Luật BHXH như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thời gian 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thưọng.
trường hợp vợ ông Hùng nghỉ việc để chuẩn bị sinh con từ ngày 1/8/2011, ngày 15/8/2011 vợ ông sinh con. Ngày 1/12/2011 hết thời hạn nghỉ sinh con 4 tháng, vợ ông trở lại làm việc. Từ ngày 2/12/2011 đến ngày 30/12/2011, vợ ông Hùng ốm vào bệnh viện điều trị thời gian 29 ngày. Vợ ông Hùng đã được BHXH thanh toán đầy đủ chế độ thai sản. Nhưng chế độ ốm đau chỉ được thanh toán từ ngày 15/12 đến ngày 30/12/2011. Cơ quan BHXH cho rằng từ ngày sinh con 15/8/2011 đến ngày 15/12/2011 đã nghỉ hưởng chế độ thai sản 4 tháng. Vì vậy, những ngày nghỉ ốm, trùng với thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ không được thanh toán.
Ông Hùng thì cho rằng thời gian thực tế hưởng chế độ thai sản của vợ ông bắt đầu từ ngày 1/8/2011, chấm dứt ngày 1/12/2011. Số ngày nghỉ ốm của vợ ông từ 2/12/2011 đến 30/12/2011 không trùng với thời gian hưởng chế độ thai sản, do đó việc BHXH chỉ thanh toán chế độ ốm đau cho vợ ông 15 ngày là không thọa đáng.
đối chiếu Luật BHXH và các văn bản dưới Luật BHXH như Nghị định số 152/2006/Nđ-CP, Thông tư số 03/2007/TT-LđTBXH, Thông tư số 19/2008/TT-LđTBXH, Thông tư số 41/2009/TT-BLđTBXH không thấy quy định, hướng dẫn thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng. Nhưng trên thực tế, theo chỉ định của bác sỹ, hoặc do tình hình sức khọe, hoặc do chuẩn bị việc sinh, lao động nữ có thể nghỉ chế độ trước ngày sinh con. Có cơ quan BHXH đã chi trả chế độ bắt đầu từ ngày mùng 1 của tháng sinh con; có cơ quan BHXH lại căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để tính thời điểm bắt đầu hưởng chế độ này.
Mặc dù không thấy có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng, nhưng việc cơ quan BHXH căn cứ vào ngày sinh ghi trong giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để xác định thời điểm sinh làm căn cứ trả chế độ nghỉ thai sản là có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, theo luật sư, khi giải quyết chế độ cần xem xét thực tiễn để vận dụng linh hoạt, vì rất nhiều lao động nữ thưọng nghỉ trước khi sinh vào khoảng đầu tháng dự kiến sinh con. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con trước thời điểm sinh thì lấy mốc đó làm căn cứ trả chế độ. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con vào đúng ngày sinh con thì lấy mốc ngày sinh con làm căn cứ trả chế độ.
trường hợp của vợ ông Hùng, cơ quan BHXH căn cứ vào giấy khai sinh để tính làm mốc chi trả chế độ thai sản, sẽ không có vướng mắc về quyền lợi, nếu không phát sinh việc hưởng chế độ ốm đau trùng vào thời gian này. đây là trường hợp cá biệt, ít xảy ra, và chưa thấy có văn bản hướng dẫn cụ thể, nhưng thực tế vợ ông Hùng có ốm đau phải nhập viện điều trị sau thời gian nghỉ 4 tháng sinh con, có giấy ra viện ghi thời gian điều trị tại bệnh viện; vì vậy việc giải quyết chế độ cần phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia BHXH.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 23 Luật BHXH thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng năm. Vợ ông Hùng điều trị tại bệnh viện từ ngày 2/12/2012 đến hết ngày 30/12/2012, ngày được hưởng chế độ ốm đau bằng 21 ngày làm việc (không tính 8 ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật gồm các ngày 3, 4, 10, 11, 17, 18, 24, 25 của tháng 12/2011).
Nguồn tin: baodientuchinhphu