"Họa chết người" trên quốc lộ 14

Thứ bảy - 19/05/2012 23:49 1.359 0

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
(TNO) Vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại cầu 14 (ranh giới giữa đắk Lắk và đắk Nông), khiến 34 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương nặng một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về an toàn giao thông trên quốc lộ 14.
Cầu 14 - nơi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc cướp đi sinh mạng của 34 người - Ảnh: T.N.Q

Tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 14 có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tỉnh Tây nguyên và cũng là nơi cướp đi sinh mạng không ít người trong các vụ giao thông nhiều năm qua.

đưọng hẹp, nhiều đồi dốc, khúc khuọ·u… là đặc điểm khó chịu của quốc lộ 14 đoạn qua các tỉnh vùng Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, đắk Lắk, đắk Nông. Mỗi ngày, có hàng chục ngàn lượt phương tiện lưu thông trên quốc lộ 14. Vài năm trở lại đây, tuyến giao thông này càng nóng hơn khi đường Hồ Chí Minh thông tuyến, nhiều xe khách đã chọn quốc lộ 14 thẳng lên Kon Tum để ra các tỉnh phía bắc.

Chính vì đặc điểm đó mà đã có hàng trăm vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 14, nhẹ thì va quệt, nặng thì thiệt người, hại của. Nhiều gia đình đã khóc cạn nước mắt khi có người thân tử nạn.

Nhiều xe chở nhiều khách chạy tuyến Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Kontum - TP.HCM và ngược lại khiến mật độ giao thông trên đoạn đường này thêm dày đặc. Ngoài ra, hàng chục xe khách lưu thông nội vùng, nhất là xe khách dán mác "chất lượng cao" luôn là nỗi kinh hoàng đối người đi đường bởi việc chạy lấn tuyến, quá tốc độ.

địa bàn Tây nguyên, nơi không có đường sắt chạy qua, nên áp lực giao thông trên tuyến quốc lộ 14 là rất lớn. Chứng kiến nhiều "quan tài bay", từ mà nhiều người dân Tây nguyên gọi những chiếc xe phóng bạt mạng trên đường, ai cũng phải rùng mình.


Quốc lộ 14 không chỉ nhọ hẹp mà còn xuống cấp trầm trọng - Ảnh: Công Nguyên

Chị Trần Thị Nguyên ở xã H’bông, H.Chư Sê (Gia Lai) nói: "Nhà em ở sát quốc lộ, cứ ban đêm đường vắng là hạn chế ra đường bởi xe khách, xe tải chạy ghê quá, có khi lên đến cả trăm km/giọâ€¦".

Áp lực giao thông cao trên cung đường này cũng khiến giới tài xế nhiều năm kinh nghiệm cũng phải ngán ngại. Anh Thành, một tài xế có thâm niên chạy tuyến Gia Lai - TP.HCM chia sẻ: "Có lẽ chúng tôi bị áp lực nặng nề hơn khi chạy tuyến này. địa hình lắm đồi dốc, nhiều khúc cua ngặt, mặt đường lại hẹp… khiến chúng tôi phải căng mắt. Không ai muốn mình là kẻ vô lương tâm, nhưng lắm khi chỉ vì một chút sơ sẩy, buồn ngủ chẳng hạn là tai họa ngay. Chính tôi cũng đã nhiều lúc nghĩ đến chuyện bọ nghề nhưng vì miếng cơm manh áo nên cố giữ".

Phó trưởng Phòng CSGT, Công an Gia Lai, thượng tá Phạm Văn Uấn cho biết mặc dù đã liên tục bố trí lực lượng tuần tra nhưng vẫn không thể nào quản hết.

"đa số lỗi đều rơi vào trường hợp chạy quá tốc độ, gây nên tình trạng rất nguy hiểm, đặc biệt là khi lưu thông ban đêm, khi đường vắng, địa hình khúc khuọ·u như tuyến đường này" - ông Uấn nói thêm.

Cách đây vài năm, người dân cả nước đón hung tin: một xe tải chở đá va chạm với xe khách khiến cả chục người thiệt mạng ở ngoại vi TP Pleiku (Gia Lai). Và nay, cũng là vụ tai nạn kinh hoàng trên tuyến quốc lộ 14, đoạn thuộc địa phận tỉnh đắk Lắk cướp đi sinh mạng của 34 con người. Ngoài ra, vẫn còn nhiều gia đình khác phải hứng chịu nỗi đau tang tóc khi có hàng chục người tử nạn trên tuyến đường này.

Chính vì vậy mà hiện nay, quốc lộ 14 có hàng chục điểm đen, cộng thêm mật độ lưu thông lớn khiến nền cung đường này trở nên xuống cấp trầm trọng. đây cũng chính là một áp lực lớn, khiến nhiều tài xế không làm chủ được tay lái. Tất cả nhiều yếu tố trên khiến tuyến quốc lộ 14 luôn tiềm ẩn những tai họa khó lưọng.

 

Từ đầu năm 2012 đến nay, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng khiến nhiều người chết.

Trước vụ tai nạn kinh hoàng ở cầu 14 một ngày, khoảng 1 giọ sáng (ngày 17.5), một vụ TNGT khiến 3 người chết đã đã xảy ra trên quốc lộ 13 (đoạn qua phưọng Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) khiến 3 người chết tại chỗ. Nguyên nhân vụ việc là do tài xế xe khách không làm chủ tốc độ đã đâm vào đuôi xe tải.

Ngày 16.5, trên quốc lộ 1A thuộc xã Xuân Tâm, H.Xuân Lộc (đồng Nai) cũng đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng khi một xe khách và xe tải đâm nhau, khiến 2 người chết, 18 người bị thương.

Ngày 1.3, một vụ TNGT khác khiến 13 người chết đã xảy ra. Xe khách 16 chỗ, BKS 82B - 00096, chở 19 hành khách từ Ngọc Hồi (Kon Tum) đi Attapư (Lào), tài xế không làm chủ tốc độ gây tai nạn khiến 11 người chết tại chỗ, 2 người chết trên đường đi cấp cứu.

Hơn 3.100 người chết vì TNGT trong 4 tháng đầu năm 2012

Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2012, cả nước đã xảy ra 3.660 vụ TNGT làm 3.167 người chết, 2.712 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2011, TNGT giảm 929 vụ (20,24%), giảm 694 người chết (17,97%), giảm 830 người bị thương (23,43%).

Tọ· lệ tai nạn giao thông đường bộ trên 10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong 4 tháng đầu năm 2012 là 0,95 vụ; 0,83 người chết và 0,71 người bị thương. So với 4 tháng đầu năm 2011 giảm 0,32 về số vụ, giảm 0,25 về số người chết và giảm 0,29 về số người bị thương. (Thành Trung)

Trần Hiếu


Ý kiến bạn đọc

MINH TRÍ (BMT)
TUYẾN đƯọœNG QUọC Lọ˜ 14 DO Bọ˜ GIAO THÔNG QUẢN LÝ, NHƯ VẬY TAI NẠN XẢY RA TRÁCH NHIọ†M CủA Bọ˜ đáº¾N đÃ‚U?
Hiện nay các tuyến đường quốc lộ đều do Bộ giao thông vận tải quản lý từ khâu làm mới đến khi duy tu sửa chửa bảo dưỡng đường, các địa phương không có thẩm quyền trong vấn đề nâng cấp mở rộng hay duy tu sửa chửa. Hệ thống bộ máy quản lý đường quốc lộ rất cồng kềnh, Bộ giao thông vận tải giao cho Tổng cục đường bộ Việt nam trực tiếp chỉ đạo chung trong cả nước, dưới Tổng cục có các Khu quản lý đường bộ trực tiếp quản lý gồm nhiều tỉnh, dưới Khu quản lý có các công ty quản lý sửa chữa đường bộ trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý sửa chửa tuyến đường quốc lộ.
Như tại khu vực miền trung và tây nguyên có Khu quản lý đường bộ khu 5 quản lý, riêng 2 tỉnh Đăklăk và Đăknông có Công ty quản lý đường bộ Đăklăk trực thuộc Bộ giao thông quản lý, chịu trách nhiệm quản lý duy tu sửa chửa. Những năm qua trên tuyến đường quốc lộ 14 chỉ có đoạn đường trên 350km có đến 7 trạm thu phí, tiền thu phí qua trạm rất nhiều, nhưng Tổng cục đường bộ VN để dành cho duy tu sửa chữa cho tuyến đường này không được bao nhiêu.
Tuyến đường quốc lộ 14 xuống cấp nghiêm trọng phóng viên báo đài phản ánh liên tục, nhưng cũng không được khắc phục. Do chất lượng tuyến đường quá xấu đường nhọ quanh co, cầu hẹp, thực tế trong thời gian vừa qua chỉ xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường, đã làm ách tắt xe không lưu thông được hàng chục tiếng đồng hồ. đây cũng là nguyên nhân xảy ra tai nạn, như vậy trách nhiệm của Bộ đến đâu? để sớm khắc phục đề nghị Bộ giao thông cần quan tâm có kế hoạch đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ 14 được kịp thời. Bên cạnh đó Bộ giao thông vận tải cần đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương quản lý các tuyến đường quốc lộ đi ngang qua địa phương mình, chủ động trong việc sửa chửa khắc phục kịp thời các đoạn đường quốc lộ bị xuống cấp, từ nguồn thu phí của các trạm đặt ở địa phương mình, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường quốc lộ do mình quản lý.
trần lê nguyên khanh - daklak
Quốc lộ 14 đã xuống cấp quá rồi, chỉ mong cho các vị lãnh đạo quan tâm, dành tâm huyết để sửa chữa cho người dân bớt khổ. Xin cám ơn.

Nguồn tin: Thanhnien

 Tags: n/a
yk
nh
kb
hd
cds
cl
cuc
ck
a9
a8
a7
a6
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,270
  • Tháng hiện tại62,763
  • Tổng lượt truy cập41,130,566
EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây